Trong sách Khảo luận về truyện Thúy Kiều, ông Đào duy Anh chỉ chú trọng về phần văn chương tác phẩm, mà rất coi nhẹ phần tư tưởg tác phẩm, nếu không nói là bỏ qua hoàn toàn. Đó là cách nhìn tác phẩm theo phương pháp hình thức chủ nghĩa, xuất phát từ quan điểm thẩm mỹ học duy tâm. Chứng cớ là ông đã dành hẳn 46 trang (từ tr. 82 đến tr. 127) để nghiên cứu về nghệ thuật tác phẩm, trong khi chương phân tích nhân vật tác phẩm có 15 trang và chương tìm hiểu tư tưởng tác giả chỉ vẻn vẹn có 8 trang, còn vấn đề tư tưởng tác phẩm thì ông Đào duy Anh bỏ hẳn không đề cập đến. Do cách nghiên cứu sai lệch đó, ông đã đi vào con đường "tầm chương trích cú", " cao đàm khoát luận ". Ông hết sức chú trọng vào những phép làm văn, như phép "tá khách hình chủ " (tr. 85), phép ngắt câu (tr. 122, 123), phép đối ngẫu (tr. 122), phép bắc cầu (tr. 125), v.v... ông lại đặc điệt tìm tòi những bí ẩn trong từng chữ từng cầu : Ví dụ khi nhận xét về cách miêu tả hai nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, ông cho rằng tả Thúy Vân, Nguyễn Du « dùng chữ «thua» (mây «thua » nước tóc) và chữ «nhường» (tuyết «nhường » màu da) là cốt đề ám thị cho ta rằng cái sắc và cái đức của Thúy Vân để dành cho nàng một số phận đầy đủ hạnh phúc», và tả Thúy Kiều đẹp một cách tươi thắm lộng lẫy «khiến cho hoa cũng phải «ghen », liễu cũng phải "hờn", nghĩa là tạo vật cũng phải ghen ghét mà sẽ bắt Thúy Kiều chịu một phận mệnh khổ sở cho bõ ghét». Khảo Luận Về Truyện Thúy Kiều NXB Văn Hóa 1958 Đào Duy Anh 183 Trang File PDF-SCAN Link Download http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1044159https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1