Khảo Sát Văn Hóa Truyền Thống Liễu Đôi (NXB Khoa Học Xã Hội 1981) - Bùi Văn Cường, 398 Trang

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by sieutocviet4, Aug 18, 2020.

  1. sieutocviet4

    sieutocviet4 Member

    [​IMG]
    Dảy núi đất Thanh Liêm kéo một vệt dài từ bắc gần giáp đường quốc lộ số 21, với điểm đầu là núi Cối, xã Liêm Cẩn, xuống nam, gần giáp phần đất huyện Ý yên, với điểm chót là núi Trà Châu, xã Thanh Tâm, thành một vòng cung lớn ngoảnh mặt ra phía đông, ôm lấy một vùng đồng chiêm trũng tới những xóm làng cổ kính, trầm mặc, tiềm tàng trong lòng nó nhiều vấn đề mà ngành khoa học xã hội đáng phải quan tâm. “Liễu Đôi” theo mặt chữ Hán là đống cây liễu. Tuyệt đại bộ phận đất đai vùng này xưa đều chìm sâu dưới mặt nước, chỉ có một số gò đống lớn nổi lên giữa đồng được con người tiếp tục bồi đắp thêm, tôn cao thêm, mở rộng thêm mới thành nơi ở được. Những làng xóm đầu tiên đều bắt đầu cắm chốt, trụ bám trên những đống cao ấy, nên đến bây giờ, sau bao nhiêu biến đổi, những xóm làng này vẫn mang những cái tên có tiếng “đống” dấu vết của một thời xa xôi; Đống Sấu, Đống Thượng, Đống Cầu v.v…Có lẽ Đống cây Liễu hay “Đống Liễu” là điểm khởi đầu , là nơi phát tích của xã này chăng?
    Chưa đâu như ở Liễu Đôi, mỗi tên xóm tên làng, mỗi tên cồn, tên đống, tên một cánh đồng, một khoảnh mạ, một con đường đều có sự tích, đều ít nhiều gắn với một câu chuyện về quá khứ chiến đấu oanh liệt của quê hương. Vùng Liễu Đôi là vùng có rất nhiều đền miếu, với những cái tên rất ban sơ: đền Ông, đền Bà, đền Bà Đống Giải, đền Bà Áo the v.v…thờ những anh hùng nhân dân đã có công trừ ác cứu nạn, hy sinh chiến đấu chống giặc xâm lăng, giữ nước giữ làng. Đây hầu như không có đền thờ những Cao Minh đại vương, Đông Hải đại vương..Có nghĩa là mảnh đất này không thiếu kỳ tích, nhân dân này không thiếu gì những anh hùng có công lớn với quê hương đất nước, không thiếu những tấm gương hy sinh cao cả cho nghĩa lớn dân tộc…để người sau ngưỡng mộ tôn thờ. Những di chỉ, di tích , di vật này là những chứng tích lịch sử cho văn hóa Liễu Đôi, sẽ giúp ta giải thích những đặc điểm lớn, những nét kháclạ trong văn hóa Liễu Đôi. Cả vùng Liễu Đôi, nhân dân lấy lao động nông nghiệp cấy trồng làm nghề chính, rất ít người buôn bán. Nghề phụ chung của mọi người, mọi nhà là lờ, đó, rìu, dủi, lưới te…Riêng xã Liễu Đôi xưa có nghề kéo sợi dệt vải và dường như đólà nghề “thanh lịch” nhất vùng ! Ngoài ra cũng còn một số nghề nghiệp khác như làm bún, quấy hồ bánh đúc, vấn thừng, vấn chão, bẫy chim, bắt cò, chăn vịt, đấu thổ…chắp vá, ỉ eo, nhỏ mọn không đáng xếp vào diện nghề nghiệp!
    Nét nổi bật trong tính cách con người vùng Liễu Đôi là vô cùng tha thiết với võ vật. Võ vật với họ như một nhu cầu tinh thần, tâm lý và thể xác. Võ vật như một thứ tôn giáo riêng của Liễu Đôi. Không phải chỉ cóđàn ông, mà cả đàn bà cũng hết sức quan tâm đến vấn đề này. Ai đã đến Hội vật võ Liễu Đôi, xuân Tân Dậu (1981) đều rõ: mồng Hai Tết cả làng gần như không Tết nhất gì nữa, mà đóng cửa ra dự Hội hết, Các bà già xem vật võ cũng hò hét cổ vũ, bình luận và tranh cãi về miếng này, miếng nọ, về sự dở, hay quanh một keo vật. Trẻ con 5,6 tuổi đã cởi trần vào đông, cũng lễ thánh, cũng xe đẩy, cũng giơ tay chào giao hữu rồi vật y như người lớn. Các cụ già bảy tám mươi vẫn hăng hái vào vật , sẵn sàng biểu diễn côn, quyền, kiếm, kích…Hội vật mở ra , cả vùng như trẻ lại. Trong sinh hoạt bình thường, tinh thần này cũng được thể hiện rất sinh động: trẻ chăn trâu vật nhau, trẻ học trò vật nhau, những đám vật tình cờ ta gặp trên lối vào làng không thiếu. Trên sân nhà, ông đùa với cháu, trò đùa thường thấy cũng là trò “ông cháuvật nhau”! Bí thư chủ nhiệm, thỉnh thoảng cũng thấy sưng đầu , bươu trán vì “ngứa tay, ngứa chân” vật chơi một keo ấy là sự thướng! Trên đây là vài nét sơ lược về vùng Liễu Đôi, để bạn đọc tiếp xúc với kho tàng văn hóa Liễu Đôi khỏi bỡ ngỡ chứ không có tham vọng để bạn đọc hiểu hết mọi vấn đề cần hiểu ở Liễu Đôi. Văn học Liễu Đôi sẽ nói với bạn đọc nhiều hơn, đúng đắn hơn, sinh động hơn những lời chúng tôi nói rất nhiều.
    • Khảo Sát Văn Hóa Truyền Thống Liễu Đôi
    • NXB Khoa Học Xã Hội 1981
    • Bùi Văn Cường,
    • 398 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    http://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=241486
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Aug 18, 2020

Share This Page