Kiến trúc là nghệ thuật, cũng là khoa học về tạo dựng những không gian thích hợp cho hoạt động sống của con người, do đó có thể nói kiến trúc là một dạng tổ hợp đặc biệt của văn hóa. Công trình kiến trúc (CTKT) vì vậy mang đầy đủ các thuộc tính của vật phẩm văn hóa (VPVH). Hiểu bản chất văn hóa của kiến trúc qua những thuộc tính này sẽ giúp KTS có một nền tảng vững chắc trong nhìn nhận, đánh giá, nghiên cứu và sáng tác. Dưới đây trình bày một số thuộc tính văn hóa của kiến trúc theo hiểu biết của người viết. Mỗi VPVH – vật thể do con người sáng tạo ra – từ ngôi nhà, quyển sách, cây bút… đều được cấu thành từ ba yếu tố: vật lí, xã hội và tinh thần. Yếu tố vật lý là kết cấu các phần tử vật chất của vật thể, bao gồm cả những đặc trưng vật lí của vật thể như đường nét, hình dạng, tầm vóc, bề mặt, các khối rỗng hoặc đặc, màu sắc, âm thanh, mùi vị, độ sáng, các tính chất lí-hóa… mà nhờ đó ta phân biệt được các loại VPVH khác nhau, cho dù một số trong chúng có thể giống nhau về vật liệu và nguyên tắc kết cấu. Chẳng hạn, đình, chùa, đền, miếu, cung điện ở Huế thời Nguyễn đều bắt nguồn từ ngôi nhà rường đặc trưng của Trung bộ được cải biên đi [1, tr.47], nhưng ta có thể phân biệt được nhờ sự khác biệt của các đặc trưng vật lí, cấu tạo hình thức kích thước khác nhau. Kiến Trúc Với Văn Hóa Và Xã Hội NXB Xây Dựng 2002 Lưu Trọng Hải 436 Trang File PDF-SCAN Link download http://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=233321https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1