Đất Kinh Bắc được bồi đắp và tưới tắm bởi phù sa sông Hồng cùng rất nhiều con sông khác trong vùng. Đặc biệt là bốn con sông cùng mang chữ “Đức”: Thiên Đức-sông Đuống, Nguyệt Đức-sông Cầu, Nhật Đức-sông Thương, Minh Đức-sông Lục Nam. Sách Đồng khánh dư địa chí ghi chép: Bắc Ninh thuộc bộ Vũ Ninh của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc dưới triều Hùng Vương - An Dương Vương. Thời Bắc thuộc là đất huyện Luy Lâu-Long Biên của quận Giao Chỉ, sau là Giao Châu. Thời Lý-Trần là Bắc Giang đạo. Thời Lê là Kinh Bắc đạo, sau đổi là trấn rồi xứ Kinh Bắc. Thời Nguyễn, đầu đời Gia Long vẫn gọi trấn Kinh Bắc gồm 4 phủ và 20 huyện. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi gọi là trấn Bắc Ninh. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) chia đặt tỉnh hạt, đổi gọi là tỉnh Bắc Ninh. Những giá trị tinh thần, tư tưởng của vùng đất này được phản ánh qua các huyền thoại về ông Đùng, bà Đùng, về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, về Thánh Gióng, Mỵ Châu - Trọng Thủy, về thành Cổ Loa, An Dương Vương, Cao Lỗ Vương... Cùng với đó là đậm đặc các di tích phong phú, đa dạng và tiêu biểu hơn bất cứ địa phương nào trên đất nước ta, vẫn đang được bảo lưu trong lòng đất, lòng người Kinh Bắc. Nổi bật như lăng Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền Phù Đổng Thiên Vương, thành Cổ Loa, thành cổ Luy Lâu... Kinh Bắc-Hà Bắc NXB Văn Hóa 1981 Tô Nguyễn, Trịnh Nguyễn 279 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/12kpoMWXnQen3qvvaHIwFYSQX8SvnVfF7https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1