Truyền thuyết cho là Kinh Lăng Nghiêm do ngài Long Thọ tìm được, từ đó được các vua chúa Ấn Độ xem như quốc bảo, và việc đem kinh này ra khỏi Ấn Độ là phạm pháp. Từ triều đại nhà Tùy, vị sáng lập Thiên Thai tông, Trí Nghĩ (智顗), đã có nghe đến Kinh Lăng Nghiêm và mỗi ngày quay về hướng Tây tụng niệm cầu cho Kinh đến được Trung Hoa. Sau một lần thử đem ra khỏi Ấn Độ không kết quả, Bát Lạt Mật Đế quyết định giấu Kinh trong cánh tay của mình, Kinh được bao bọc trong lụa và sáp. Khi đến Quảng Đông, ngài lấy Kinh ra từ chỗ giấu, do đó Kinh còn có biệt danh là Kinh Tẩm Máu, (血漬經 Huyết Tí Kinh). Sau khi hướng dẫn dịch xong, Bát Lạt Mật Đế trở về xứ nhận trách nhiệm tội lén đem Kinh ra ngoài và giải tội cho người canh phòng biên giới bị bắt giữ vì trách nhiệm lây. Khi được Phòng Dung dâng lên Võ Tắc Thiên, Kinh không được phổ biến ngay vì mới đó có một vụ tai tiếng về giả mạo kinh. Thiền sư Thần Tú (神秀) tìm thấy Kinh khi cư ngụ trong hoàng cung. Truyền thống Phật giáo Trung Hoa theo "thiên niên" cho rằng Kinh Lăng Nghiêm là kinh cuối cùng được tìm ra và sẽ bị phá hủy trước tiên khi gần đến thời kỳ Phật pháp bị hủy diệt. Kinh Lăng Nghiêm Đại Bi Thập Chú NXB Joseph Việt 1937 Nhiều Tác Giả 62 Trang PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1GRn2jhKs0bgYzsGsGgmgrLA4dARHlGD3https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1