Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm (NXB Tổng Hợp 1993) - Nguyễn Phan Quang, 191 Trang

Discussion in 'Nhân Vật & Sự Kiện' started by admin, Jun 3, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-10-30_17-11-29.png
    KỲ ĐỒNG NGUYỄN VĂN CẨM (1875 – 1929) là một doanh nhân yêu nước tài hoa, nhiều công đức, đầy bản lĩnh mà những trang sử chống xâm lăng của ông cha ta hồi những năm 90 của thế kỷ XIX còn truyền tụng. Ngay từ tuổi lên 7, ông đã nức danh về tài đối đáp thông minh, ứng khẩu và làm những bài thơ chữ Hán một cách trôi chảy, đến nỗi vua Tự Đức chỉ dụ cho các quan đầu tỉnh phải chu cấp tiền của, vải vóc nuôi nấng:“cậu bé kỳ lạ” này.
    Còn dân chúng khắp Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương… thì náo nức, ngưỡng mộ, tôn xưng cậu bé KỲ ĐỒNG như bậc “chơn nhơn cứu thế”, tìm về quy phục và sẵn sàng liều chết vì ông. Do vậy, nhà nước bảo hộ Toàn quyền Doumer đến các công sứ Thái Bình, Nam Định…đồng mưu lặng lẽ đối phó bằng cách bắt cậu bé đi “du học” xa xứ để chặn đứng một phong trào “bạo loạn chống chính phủ” mà chúng đã đánh hơi bằng cái mũi thính nhạy của thực dân. Sự lo sợ của chúng quả không quá đáng. Sau 10 năm du học tại Alger (thủ đô Algérie thuộc Pháp ) từ năm 1887 đến năm 1896, được tiếp xúc với nền văn minh dân chủ Pháp quốc, với các nhân sĩ tiến bộ ở Alger và đặc biệt qua các cuộc đàm luận với ông vua yêu nước Hàm Nghi đang sống lưu đày tại đó, KỲ ĐỒNG đã âm thầm chuẩn bị và vạch hướng hành động đúng đắn cho mình khi trở về nước.
    Chỉ vài tháng sau khi về nước, từ Thái Bình, Nam Định rồi Bắc Giang…, Kỳ Đồng đã khéo léo và lặng lẽ chuẩn bị lực lượng, chiêu tập những người yêu nước, cùng chí hướng, cùng ông quy tụ về Chợ Kỳ, một địa danh sát kề Yên Thế, nơi thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám vẫn đang hoạt động, nhằm liên kết khởi binh khi thời cơ đến. Từ sau cuộc xuất bôn của Hàm Nghi cho đến phong trào Cần Vương của các sĩ phu trào Nguyễn thất thế, phải công nhận sự chuẩn bị và tài tập hợp lực lượng, tài tổ chức ém quân dưới danh xưng “khai lâm lập ấp’’của KỲ ĐỒNG NGUYỄN VĂN CẨM quả là một mưu trí và khéo léo.
    Tiếc thay vận hội không thành, bộ máy cai tri thực dân pháp đang phát huy hiệu lực, cho nên mưu đồ khởi nghĩa của KỲ ĐỒNG bị ngăn chặn, cho dù các đồng sự và môn sinh của ông đã đồng loạt nổi dậy một tháng sau đó, khi NGUYỄN VĂN CẨM bị biệt đầy ra quần đảo Polynésie thuộc Pháp (đầu năm 1898). Đúng như nhận định của Tiến sĩ Nguyễn văn Thọ ở Đại học Sorbonne ( Paris ) về thời kỳ này ở Việt Nam trong cuốn sách Les débuts de l’installation du système colonial francais au Vietnam18581897: “... Bị đặt mình trước ách nô dịch của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam chỉ còn một cách là hi sinh bảo vệ Tổ quốc và tự do. Họ đã kháng chiến với một nghị lực tuyệt vời, xứng đáng với quá khứ của họ. Họ đã đương đầu không nao núng trước cái chết với một tinh thần dũng cảm, bình tĩnh” (trích phần “Vĩ thanh” cuối sách – Tác giả dịch).
    • Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm
    • NXB Tổng Hợp 1993
    • Nguyễn Phan Quang
    • 191 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/1DxNRNKftgV1AIMdWRaXaum1gZXbXD2sl
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Oct 30, 2022

Share This Page