Trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, việc giải quyết vấn đề năng lượng, trước hết là điện năng, đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân, từng bước thực hiện điện khí hóa đất nước, con đường hợp lý nhất, hiệu quả nhất và kinh tế nhất là tập trung hóa sản xuất điện năng trên cơ sở những nhà máy điện có công suất thiết kế lớn, xây dựng gần các nguồn nhiên liệu và năng lượng sơ cấp, đồng thời với việc phát triển mạng lưới điện có khả năng đưa điện năng đến những nơi tiêu thụ ở xa nhất và nối liền chúng lại thành một hệ thống điện thống nhất cả nước, để có thể huy động một cách hợp lý nhất về kinh tế và kỹ thuật. Để truyền tải điện năng công suất lớn từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ ở xa đòi hỏi phải thiết lập những lưới điện điện thế cao. Khả năng truyền tải của đường dây tỉ lệ với bình phương của điện áp làm việc. Vi dụ, đường dây 35 kV có thể truyền tải một công suất từ 8 - 10 MW đi xa 30 - 40 km, đường dây điện áp 110 kV có thể truyền tải một công suất khoảng 30 MW đi xa 110 - 150 km, còn để truyền tải một công suất khoảng 200 - 250 MW trên khoảng cách 200 - 250 km cần phải có đường dây điện áp 220 kV... Kỹ Thuật Điện Cao Áp Tập 1-Kỹ Thuật Cách Điện NXB Đại Học Quốc Gia 2003 Hoàng Việt 348 Trang File PDF-SCAN Link download https://thuvien.ntu.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=23712 https://drive.google.com/file/d/1JldMmA46IjnMLFzbaOmIXfl1gp-427Aehttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1