Làng Khoa Bảng Thăng Long-Hà Nội Qua Một Số Tư Liệu (NXB Hà Nội 2004) - Nguyễn Vinh Phúc, 35 Trang

Discussion in 'Địa Chí Hà Nội' started by quanh.bv, Jun 14, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Sự xuất hiện các làng khoa bảng, các dòng họ khoa bảng của Thăng Long cũng như ở các địa phương khác trong cả nước là hệ quả của nền giáo dục Nho học, của việc tuyển bổ quan lại thông qua con đường khoa cử Nho học là chủ yếu, nhất là từ thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) trở đi. Đi học, đi thi, mong đỗ đạt để không chỉ được nêu tên trên bảng vàng, sau đó được bổ làm quan, có thể thay đổi hẳn cuộc sống của bản thân và gia đình mà còn vì lý tưởng cao cả muốn được thi thố tài năng với đời của các kẻ sĩ. Đó là động cơ thôi thúc bao người khắc phục khó khăn để học tập trong sự khích lệ, giúp đỡ của gia đình, họ hàng, làng xóm, qua lệ khuyến học của làng và của từng dòng họ. Như hương ước của làng La Cả (Hà Đông), nơi không chỉ nổi tiếng về nghề dệt lụa trong hệ thống “bảy làng La ba làng Mỗ” mà còn nổi danh là làng khoa bảng với 7 vị đỗ đại khoa, 44 người đỗ trung khoa (Hương cống thời Lê), lập năm Cảnh Hưng 13 (1752), có các điều ước khuyến khích việc học của con em trong làng, như điều 3 quy định: “Kẻ sĩ chăm chỉ học hành được miễn lực dịch binh phần, đến 26 tuổi mà chưa có tên gọi vào trường thì không được dự lệ này”.
    • Làng Khoa Bảng Thăng Long-Hà Nội Qua Một Số Tư Liệu
    • NXB Hà Nội 2004
    • Nguyễn Vinh Phúc
    • 35 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    http://183.91.2.157/opac/wpDetail.aspx?Id=4047
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Mar 16, 2021

Share This Page