Lịch sử đã ghi lại: trong các giá trị kinh tế, văn hoá của vùng đất này thì các nghề, các làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội đã biểu lộ rõ nét bản sắc văn hoá, ý nghĩa nhân văn và tài năng sáng tạo của các thế hệ nghệ nhân, thợ giỏi sở tại và các địa phương thuộc tứ trấn (Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Đông). Các làng nghề truyền thống ra đời xuất phát từ nhu cầu cần việc làm lúc nông nhàn của người dân ở nông thôn để làm ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu tại chỗ (tự cấp tự túc) và sau đó là nhu cầu xã hội (sản phẩm hàng hoá). Thăng Long hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để các vương triều định đô và xây dựng kinh thành vì được xây dựng trên quy mô lớn, với rất nhiều công trình lớn đòi hỏi lực lượng lao động chuyên nghề cao và đông đảo. Cư dân phố phường của đất Kẻ Chợ không chỉ là dân sở tại mà còn từ khắp nơi trong nước đến buôn bán, sinh cơ lập nghiệp. Vua chúa, quan lại và các nhà quyền quý, giàu có luôn luôn có nhu cầu sử dụng vật phẩm hàng hoá cao cấp, đặc sắc và tinh xảo. Những người thợ thủ công tay nghề cao do đó được phát huy. Hơn nữa, kinh thành lại là đầu mối chính trung chuyển hàng hoá đi các nơi trong nước và ra nước ngoài. Làng Nghề, Phố Nghề Thăng Long-Hà Nội Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo NXB Hà Nội 2000 403 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1Gaw1IpZQkhCBlLEMtIaliFh2VJFl8vbYhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1