Lạnh Lùng (NXB Nam Cường 1935) - Nhất Linh, 172 Trang

Discussion in 'Tác Phẩm Kinh Điển' started by admin, May 24, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Thời kì thứ nhất (1932- 1934) bao gồm các tiểu thuyết lãng mạn như “Hồn bướm mơ tiên”, “Gánh hàng hoa”, trong đó có các tác phẩm tiến bộ với tư tưởng đấu tranh cho quyền sống của cá nhân, phê phán đại gia đình phong kiến như “Nửa chừng xuân”, “Đoạn tuyệt”. Thời kì thứ hai (1935- 1939), khuynh hướng phê phán lễ giáo và đại gia đình phong kiến vẫn tiếp tục với “Lạnh lùng”, “Thoát ly”, “Thừa tự”,… nhưng đồng thời cũng xuất hiện những khuynh hướng khác. Khuynh hướng nghiêng về tầng lớp bình dân với sự đồng cảm chân thành sâu sắc “Gió đầu mùa”, “Con trâu”, hoặc những cải cách dân quê theo tôn chỉ của hội Ánh sáng như “Những ngày vui”, “Gia đình”, “Con đường sáng”. Khuynh hướng thứ hai là khuynh hướng lý tưởng hóa hình ảnh người khách chinh phu, một con người mê man trong hành động, từ giã gia đình, quê hương ra đi vì một lý tưởng, tuy mơ hồ tựa sương khói nhưng hết sức hấp dẫn, quyến rũ “Thế rồi một buổi chiều”, “Tiêu Sơn tráng sĩ”, “Đôi bạn”. Thời kì thứ ba bắt đầu vào khoảng cuối năm 1939 và kết thúc khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ. Đây là thời kì xuống dốc của Tự lực văn đoàn với những tác phẩm ít nhiều mang màu sắc hiện đại chủ nghĩa như “Bướm trắng”, “Đẹp”, “Thanh đức”.
    Một số tác phẩm của Tự lực văn đoàn, nhất là những tác phẩm trong khoảng thời gian 1939-1940 như “Đẹp”, “Thanh đức”, “Bướm trắng” đã có phần thi vị hóa cuộc sống tư sản có ô tô, nhà lầu, villa bãi biển, có mỏ vàng, đồn điền, cửa hàng kinh doanh ở các thành phố lớn, có một cuộc sống đầy nhục cảm, những cuộc tình duyên tay ba, tay tư với các thiếu nữ ngây thơ, kiều diễm, có salon văn chương, khiêu vũ, tắm biển,… nhân vật thì ngoài lớp nghệ sĩ là những tri huyện tân học, những cử nhân, tiến sĩ học ở Pháp về, với ông Tuần, bà Án… thì toàn là tầng lớp tư sản kiêm địa chủ với đủ loại thủ đoạn cạnh tranh, lừa lọc, quay quắt…Tự lực văn đoàn chấp nhận tất cả những điều đó, chứ không quay lưng phủ nhận như các nhà văn hiện thực phê phán…
    Trong Thơ mới hiện lên rất rõ cái “đau đời”, cái tâm trạng buồn và cô đơn, cái quằn quại, bế tắc của những người tiểu tư sản trí thức ở một nước thuộc địa. Trong xã hội phong kiến, cá nhân không có quyền sống riêng, không có quyền tự do tung hoành ngang dọc, từ trong gia đình cho đến ra ngoài xã hội, đều phải tuân theo những nguyên tắc, những quy phạm nghiệt ngã. Vì con người bị trói buộc như thế nên văn chương cũng mang tính phi ngã. Tự lực văn đoàn ra đời, mang một cái tôi cá nhân lớn, đòi hỏi quyền sống, quyền yêu đương và mang những tư tưởng mới của phương Tây.
    • Lạnh Lùng
    • Trong Tự Lực Văn Đoàn
    • NXB Nam Cường 1935
    • Nhất Linh
    • 172 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link Download
    http://issuu.com/nvthuvien/docs/nh___t_linh
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     
    Last edited: Dec 31, 2019

Share This Page