Chế độ phong kiến nhà nước quan liêu Việt Nam đã tồn tại qua nhiều thế kỷ trong lịch sử. Nó được xây dựng trên bốn cột trụ chính: một chế độ công hữu ruộng đất với nền kinh tế tiểu nông, thủ công nghiệp, một nền quân chủ tập quyền chuyên chế kiểu gia trưởng, một xã hội thần dân phân tầng đẳng cấp và một tư tưởng thống trị dựa trên Nho giáo chính thống. Trong nhiều thời đoạn lịch sử, nhất là trong những cuộc chiến tranh vệ quốc, nhà nước quân chủ tập quyền đã phát huy được tác dụng tích cực của mình, quy tụ và động viên được đông đảo quần chúng nhân dân. Nhược điểm của nó là bị khuôn vào một thể chế xơ cứng, không năng động, dị ứng với những cải cách đổi mới, do đó đã mất đi rất nhiều cơ hội và sức mạnh trong những thời điểm thử thách mang tính chất bước ngoặt lịch sử. Lịch Sử Chế Độ Phong Kiến Việt Nam Tập 1 NXB Giáo Dục 1960 Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn 494 Trang File PDF-SCAN Link download https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/91755 https://drive.google.com/file/d/1KLssnPybXT2e0hlwHW2NOt6divLzuymOhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1