Lịch Sử Dòng Thiền Phổ Độ (Ấn Bản 2007) - Trần Văn Rạng, 156 Trang

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by quanh.bv, Nov 1, 2014.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Lịch Sử Dòng Thiền Phổ Độ
    Ấn Bản 2007
    Trần Văn Rạng
    156 Trang
    Từ thế kỷ XI, văn hoá Việt Nam vận động theo tinh thầnTam giáo đồng nguyên. Tuy Nho giáo chủ đạo mà vẫn giao lưu với Lão giáo và Phật giáo. Tinh thần Tam giáo là sự giao hoà giữa xuất thế và nhập thế, dù xuất hay nhập vẫn với tinh thần vô tư, vô ngã vượt trên dư luận thị phi, lướt trên những điều tầm thường của thế tục, tổng hợp lòng nhân đạo và tính nhân ái.
    Trong truyền thống đó, đầu thế kỷ XX xuất hiện Đạo Cao Đài với chủ trương Tam Giáo qui nguyên, suy tôn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là Sư phó Bạch Vân Động chuyển đạt tinh thần Tam Giáo đồng nguyên vào Đạo Cao Đài.
    Đạo Cao Đài phát triển trên đất nước Việt Nam nên ảnh hưởng sâu đậm tinh thần Tam Giáo và truyền thống Thiền Việt Nam. Tuy nhiên sự kế thừa có chọn lọc, có sáng tạo để trở thành bản sắc văn hoá Cao Đài.
    Ngay từ đầu, khi soạn thảo bộ Tân Luật, Hội Thánh Cao Đài đã dành Phần thứ ba cho luật Tịnh Thất, gồm phần mở đầu và 8 điều, qui định một cách tổng quát: Tịnh Thất phải có một Tịnh chủ điều khiến thời giờ công phu, điều kiện nhập tịnh, chế độ ăn uống...
    Pháp Chánh Truyền qui định các Tịnh Thất đặt dưới sự trông nom của Thượng Phẩm. Như vậy Thiền Định nằm ở Hiệp Thiên Đài, nghĩa là vị Chưởng quản Hiệp Thiên Đài là Hộ Pháp chịu trách nhiệm tối cao về Bí pháp tịnh luyện.

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

Share This Page