Lịch Sử Phiên Dịch Hán Tạng (NXB Phương Đông 2008) - Vương Văn Nhan, 329 Trang

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by admin, Jan 26, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Trong giới nghiên cứu ngành học liên quan đến Phật giáo trên thế giới, việc nghiên cứu có thể sớm muộn hoặc cạn sâu khác nhau nhưng phần lớn các học giả đều phải đối mặt với một số lượng kinh điển Hán dịch đồ sộ được thực hiện suốt 20 thế kỷ nay và là kho kinh điển Phật giáo hoàn bị nhất thế giới.
    Tại Việt Nam, Phật giáo du nhập rất sớm, đến nay trải qua gần 2.000 năm,ảnh hưởng của Tôn giáo từ bi và trí tuệ này đối với đất nước và con người Việt Nam ta lâu dài, sâu đậm, trở thành một nhân tố chủ yếu của tính dân tộc. Nội dung tu học Phật pháp nước ta đại bộ phận đều phát xuất từ các kinh điển Hán dịch, và cũng như ở Trung Quốc, nhiều vị Tổ sư, Đại sư,đạt trình độ tu chứng cao vời, xứng đáng là các bậc long tượng của Phật giáo, các đệ tử, sứ giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
    Nhằm giới thiệu lịch sử phiên dịch Hán tạng và cung cấp tư liệu tham khảo cho giới phiên dịch Đại Tạng kinh từ Hán sang Việt,dịch giả không ngại khả năng còn hạn chế, đem tác phẩm Phật điển Hán dịch chi nghiên cứu của Giáo sư Vương Văn Nhan dịch thoát thành Lịch sử phiên dịch Hán tạng, mục đích là để cho văn phong được phổ thông và dễ hiểu.
    Việc phiên dịch Hán tạng xuất phát từ động cơ hoằng pháp của các bậc Cao tăng, nhưng để đạt được thành quả mỹ mãn là nhờ nhiệt tình hộ pháp của các bậc đế vương. Không những họ chủ động thiết lập dịch trường mà còn thân hành đến dịch trường khích lệ dịch giả, viết lời tựa cho các bản dịch.

    eBook có trong tuyển tập DVD Sử Phật Giáo

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

Share This Page