Cuốn sách này đề cập đến bốn nghi thức giao tiếp rất quen thuộc trong tiếng Việt, đó là mời, cảm ơn, chê, bác bỏ. Hai nghi thức trước, thoạt nhìn dễ tưởng không mấy khó khăn để thể hiện tính lịch sự, bởi thể diện của người nghe luôn được tôn trọng và đề cao, nhưng thực tế cho thấy, không ít lời mời bị đánh giá là mời lơi, hoặc không chân tình, không ít lời cảm ơn bị cho là đãi bôi, khách sáo. Tương tự, hai nghi thức sau cũng rất dễ bị cho là bất lịch sự vì chúng đụng chạm đến lãnh địa riêng tư. Nhưng một lời chê xuất phát từ thiện ý giúp cho người nghe nhận ra thiếu sót của mình để sửa đổi, một lời bác bỏ có tình có lý, phù hợp và đúng lúc đúng chỗ thì vẫn có thể đạt đến một mức độ lịch sự nhất định. Rõ ràng, lịch sự và bất lịch sự tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong và ngoài ngôn ngữ, trong đó không thể không đề cập đến việc lựa chọn ngôn từ của chủ thể giao tiếp. Và để vươn tới được cái chuẩn “ăn nói mặn mà có duyên” quả nhiên cần phải quan sát, học tập và cả rèn luyện công phu nữa. Lịch Sự Trong Giao Tiếp Tiếng Việt NXB Tổng Hợp 2009 Tạ Thị Thanh Tâm 324 Trang File PDF-SCAN Link Download https://sachweb.com/lichsugiaotieptrongtiengviet_id1585.aspx https://drive.google.com/file/d/1AyUWsQ8BL8L47UsYluldEeERKT6R6aM_https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1