Lịch Sử Tư Tưởng Quân Sự Việt Nam Tập 1 (NXB Chính Trị 2014) - Bộ Quốc Phòng, 504 Trang

Discussion in 'Lịch Sử Học' started by quanh.bv, Sep 19, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, phát triển sớm và có lịch sử lâu đời, đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đầy gian khổ hy sinh, nhưng rất vẻ vang. Việt Nam luôn đóng một vai trò quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa và kinh tế trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên lục địa châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng. Ở đầu mối giao thông tự nhiên, Việt Nam có điều kiện giao lưu với các nền văn hóa - văn minh khác, làm phong phú thêm nền văn hóa truyền thống của dân tộc, trở thành nơi tụ hội của các nền văn minh trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam có đường biên giới đất liền chung với ba quốc gia, nhất là với nước Trung Hoa rộng lớn, lại có bờ biển dài với nhiều cửa sông, bến cảng và hải đảo quan trọng...; gồm nhiều vùng địa lý với những đặc điểm đa dạng về địa hình và khí hậu. Việt Nam là một địa bàn chiến lược trọng yếu, nổi tiếng là nơi rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu và các nguồn tài nguyên phong phú. Đó là điều kiện thuận lợi của nhân dân ta trên bước đường dựng nước, nhưng cũng vì thế mà Việt Nam trở thành miếng mồi thèm khát của các thế lực bành trướng phương Bắc từ xa xưa và bọn đế quốc thực dân xâm lược thời cận, hiện đại. Thiên nhiên Việt Nam giàu có, tươi đẹp và hùng vĩ, nhưng cũng rất khắc nghiệt. Những điều kiện đó đã gây ra cho dân tộc ta những thử thách hiểm nguy trước thiên tai và địch họa.
    • Lịch Sử Tư Tưởng Quân Sự Việt Nam Tập 1
    • NXB Chính Trị 2014
    • Bộ Quốc Phòng
    • 504 Trang
    • File DOCX
    Link Download
    http://nitroflare.com/view/EFF895839B2F301
    https://drive.google.com/file/d/125-vqdL9kHJOxoTcJX9-_1ZpPylV9tJm
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Mar 4, 2023

Share This Page