Nửa cuối thế kỷ 19, ngoài những sách được xuất bản bởi các nhà in trong nước, có cả sách được in bên Pháp đối với các tác phẩm, tác giả nổi tiếng. Chẳng hạn như Kim Vân Kiều tân truyện do nhà Ernest Leroux ở Paris xuất bản năm 1884. Cũng nhà này xuất bản Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký năm 1888. Hoạt động in ấn, xuất bản không chỉ có sự độc quyền của người Pháp. Từ rất sớm khi kỹ thuật in của Pháp được du nhập, đã có nhiều người Việt tham gia. Có thể dẫn trường hợp Nhà in Tân Định, thợ in ban đầu là những trẻ mồ côi được đào tạo. Và viết sách, thì những tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của… đã ra mắt nửa sau thế kỷ 19. Công lao viết, xuất bản sách của Trương Vĩnh Ký được ghi nhận rất sớm. Sách Lịch trình tiến hóa sách báo quốc ngữ tường thuật cuộc triển lãm sách báo quốc ngữ ở nhà sách Nguyễn Khánh Đàm năm 1942 tại số 12 Sabourain, Sài Gòn, đã ghi nhận: “Những tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, nhà bác học Việt Nam thứ nhất” với đủ loại sách dịch của Tàu và ta, truyện tiêu khiển, sáng tác, khảo cứu... Số lượng tác phẩm được in ấn của Trương Vĩnh Ký là rất nhiều cả quốc ngữ, Pháp ngữ: Chuyện đời xưa (1866), Cours pratique de langue Annamite (1868), Petit cours gesographie de la Basse-Cochinchine (1875), Chuyện khôi hài (1882), Cổ Gia Định phong cảnh vịnh (1882), Kim Gia Định phong cảnh vịnh (1882), Sơ học vấn tân quốc ngữ diễn ca (1884), Souvenirs historiques sur Saïgon et ses environs: conférence faite au collège des interprètes (1885), Dictionnaire Francais Annamite (1885), Sách tập nói chuyện tiếng Annam và tiếng Phangsa (1885), Dư đồ thuyết lược (1887)… Thống kê sơ bộ của Lê Thanh trên Phổ thông bán nguyệt san số 3 bộ mới, tháng 9.1943 số biên khảo Trương Vĩnh Ký, thì ông có tới hơn 70 tác phẩm, trong đó đa phần đã in, một số còn ở dạng bản thảo. Lịch Trình Tiến Hóa Sách Báo Quốc Ngữ NXB Tân Dân 1942 Nhiều Tác Giả 56 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1yDaHK7AwpElpKde3LKeDUH_F2m_e4Xfchttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1