Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải Nguyễn Hữu Vinh, Trần Đình Hoành 176 TrangLĩnh Nam Chích Quái là một trong những tác phẩm văn học dân gian đầu tiên của Việt Nam, viết bằng chữ Hán văn xuôi, rất quý hiếm còn lại từ thời Lý, Trần. Chưa biết rõ tác giả là ai, có thể do Trần Thế Pháp soạn vào khoảng cuối thế kỷ XIV, sau được Vũ Quỳnh và Kiều Phú ở cuối thế kỷ XV hiệu chính. Lĩnh Nam Chích Quái là một tập truyện thần thoại cổ, mang nhiều biểu tượng của triết lý và tâm linh Việt Nam. Đa số các nhân vật trong Lĩnh Nam Chích Quái là thần thoại : Lạc Long Quân Âu cơ, Tiên Dung Chử Đồng Tư, Trọng Thuỷ Mỵ Châu, Tháng Dóng Phù Đổng Thiên Vương, Lý Ông Trọng, Phật Mẫu Man Nương, v.v…nhưng lại có đền thờ hẳn hoi, và nhân dân vẫn thành tâm lễ bái cho đến ngày nay.Tại sao? Tại vì Lĩnh Nham Chích Quái chứa đựng nếp sống tâm linh, triết lý sống, của người Việt. Nó là một loại Thánh kinh của tín ngưỡng Việt. Đọc Lĩnh Nam Chích Quái để hiểu được triết lý sống và chiều kích tâm linh truyền thống của người Việt từ nghìn năm trước, dĩ nhiên là còn đầy trong dòng máu của mỗi chúng ta hôm nay. Hiểu Lĩnh Nam Chích Quái là hiểu được một phần sâu thẳm của chính mình. Phần chính truyện sau đây do Nguyễn Hữu Vinh dịch từ Hán Văn, từ bộ sách đồ sộ: “Việt Nam Hán Văn Tiểu Thuyết tùng san”, gồm hơn 40 bộ sách cổ xưa của Việt Nam, do Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, hợp tác với Viện Đông Bác Cổ (Ecole Française d’Extrême Orient), Paris và Đại Học Chung Cheng, Taiwan, Trần Khánh Hạo chủ biên, và nhà sách Học Sinh Thư Cục ở Taipei ấn hành, năm 1992. Link Download eBook có trong tuyển tập DVD Lịch Sử https://drive.google.com/file/d/0B1O0oQWyEoxZdWNSUmpIdlFzcEk/viewhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1