Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh - Quyển 11 - Bộ Bản Duyên 2 Thích Tịnh Hạnh 980 TrangĐạo Phật truyền đến Việt Nam từ thế kỷ thứ II. Trong khi Trung Quốc đang loạn lạc thời Tam Quốc, Giao Châu là nơi yên ổn tiếp nhận các nhà sư Tây Trúc (Ấn độ ) sang truyền giáo, dịch kinh Phật ra chữ Hán, và các nhà sư người Việt đến học và truyền đạo sang Trung Quốc. Trong gần hai ngàn năm, chùa là trường học, là nơi dạy đạo lý, dạy văn, dạy võ, đã đóng góp vào công cuộc dành độc lập tự chủ dân tộc và lập quốc với Lý Bí, Lý Phật Tử.., và xây dựng các triều đại Đinh, Lê, Lý Trần huy hoàng với Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Công Uẩn, Trần Nhân Tông... Kiến tạo một nước Việt Nam văn hiến, thịnh vượng. Từ đời Đinh Tiên Hoàng nhà vua đã thỉnh Đại Tạng Kinh chữ Hán về Đại Việt. Trải qua các thời đại, nhiều thiền sư Việt Nam đã để lại những tác phẩm văn hoá Phật Giáo có giá trị cao nhưng nước ta vẫn chưa có được một bộ Đại Tạng Kinh bằng quốc ngữ ! Đến đầu thế kỷ 20, phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo từ 1920, đã nhanh chóng dịch thuật kinh điển để truyền bá Phật Pháp bằng chữ quốc ngữ, nhưng mãi đến gần cuối thế kỷ chúng ta vẫn chưa được hạnh phước có một Bộ Tam Tạng Kinh Điển hoàn chỉnh bằng tiếng Việt. Năm 1994, Hoà Thượng Thích Tịnh Hạnh trở về Việt Nam sau 25 năm du học và hành đạo tại Đài Loan. Ngài dùng số tiền lương giáo sư giảng dạy ở Đại Học Đài Loan tích lủy và tịnh tài của tín đồ cúng dường tự mình đơn độc phát nguyện tổ chức lại việc phiên dịch có hệ thống Bộ Đại Tạng Kinh chữ Hán ra chữ quốc ngữ, nối tiếp công việc của các bậc tiền bối như cố Bác sỹ Lê Đình Thám, Chư Đại lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh, Thích Trí Quang, Thích Minh Châu... Để hoàn chỉnh thành bộ Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh chữ Việt. Hòa Thượng đã được sự hưởng ứng của các vị Đại đức, Cao tăng Bắc, Trung, Nam và huấn luyện được hàng trăm người phiên dịch. Link download http://hoavouu.com/images/file/6RkaWmAx0QgQALce/0158-0185-bo-ban-duyen-linh-son-phap-bao.pdfhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1