Lỡ Bước Sang Ngang được in lần đầu trên tờ Tiểu Thuyết Thứ Năm năm 1939, sau được in trong tập thơ đầu của ông, cùng tựa Lỡ Bước Sang Ngang, Lê Cường xb 1940. Bài thơ rất dài, gồm 3 đoạn, tổng cộng 110 câu lục bát. Nội dung là tâm sự của một cô gái vì hoàn cảnh thế nào đó, phải đi lấy chồng, bỏ lại mối tình đầu. Trong bản in trên tờ Tiểu Thuyết Thứ Năm hay trong tập Lỡ Bước Sang Ngang in lần đầu đều có ghi Tặng (Gửi ?) chị Trúc. Chị Trúc được Nguyễn Bính nhắc đến trong nhiều bài thơ, nhưng nguyên mẫu là ai thì có nhiều thuyết, thuyết nào cũng từ những người rất thân cận với ông đưa ra, chả biết ai đúng. Người thì bảo đó là vợ người anh ruột ông, nhà viết kịch Trúc Đường. Người lại bảo đó là một thiếu phụ đã có chồng, thầm yêu Trúc Đường, và từng bỏ chồng ở với Trúc Đường 110 ngày, đúng bằng số câu của bài thơ Nguyễn Bính viết để tặng họ kỷ niệm thời gian sống bên nhau. Bài thơ được mọi người thuộc đủ tầng lớp, từ bình dân đến trí thức, say mê; cả những phụ nữ chốn thôn quê ko biết chữ cũng thuộc lòng, dùng ru con. Cả Lê Duẩn cũng thường nhờ người đọc cho nghe để quên nhọc mệt (là nói theo bài báo này). Sau bài thơ đang báo, Nguyễn Bính nổi danh khắp nơi. Giải thích sự nổi tiếng này, tác giả bài báo vừa trên cho là bấy giờ Việt nam đang bị "Lễ giáo phong kiến đã đè nặng lên thân phận họ, đè nặng lên những kiếp người. Suốt cả đêm dài lịch sử, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn khát khao được giải phóng khỏi tình trạng đó." Vì vậy, khi Lỡ Bước Sang Ngang ra đời, "người ta đón nhận nó như đón nhận cơn mưa giữa ngày đại hạn. Đó là nguyên nhân chính của sự thành công vang dội của bài thơ này. Lỡ Bước Sang Ngang NXB Hương Sơn 1949 Nguyễn Bính 84 Trang File PDF-SCAN Link download http://183.91.2.157/opac/wpDetail.aspx?Id=3370https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1