Lỗ Hổng Giảng Dạy (NXB Trẻ 2012) - James W. Stigler, 244 Trang

Discussion in 'Giáo Dục Học' started by anhtung, Oct 14, 2020.

  1. anhtung

    anhtung Member

    [​IMG]
    Mục đích của Quyển sách "Lỗ hổng trong việc giảng dạy", là nhằm mang việc giảng dạy trong lớp đến gần với trọng tâm của phạm vi hoạt động giáo dục. Tầm quan trọng của việc giảng dạy như là đòn bẩy then chốt để cải thiện việc học của sinh viên. Việc giảng dạy là hành lang mà tất cả các cuộc cải cách giáo dục đều phải đi qua nếu các cuộc cải cách này muốn đi qua cánh cửa lớp học và cuối cùng nhắm đến cải thiện việc học của sinh viên. Trừ phi việc giảng dạy thay đổi, sinh viên sẽ không chú ý đến sự khác nhau Nhiều chính sách và những sáng kiến cải tiến gần đây đã xác nhận cho quan điểm này. Nhiều người đang dành một sự quan tâm đáng kể đến cải tiến việc dạy học. Nhưng cũng có một số điều lý thú xảy ra. Sự quan tâm ngày càng nhiều đến việc cải tiến việc dạy học lại phát triển theo một hướng khác với hướng mà chúng ta suy nghĩ. Nói một cách đơn giản, phần lớn các chính sách nỗ lực cải tiến việc giảng dạy trong lớp học chú trọng vào việc cải tiến giáo viên hơn là chú trọng cải tiến việc giảng dạy và phần lớn đặt sự quan tâm đến việc ai là người ở trong lớp học hơn là điều mà người đó làm khi đến lớp dạy học. Phần lớn các chính sách về cải tiến việc giáo dục nhắm đến việc tuyển dụng các giáo viên tốt hơn: nâng cao tiêu chuẩn phẩm chất của giáo viên, làm cho qui trình cấp bằng khó khăn hơn và cải thiện lương bổng và tạo điểu kiện làm việc tốt hơn cho giáo viên. Ít có chính sách thể hiện sự quan tâm đến các phương pháp các giáo viên này sẽ sử dụng để khuyến khích việc học của sinh viên được tốt hơn. Ở đây chúng ta có thể thấy sự phân biệt giữa giáo viên và việc giảng dạy là một yếu tố quan trọng.
    Nhưng tại sao lại có sự lúng túng trong việc phân biệt cải tiến giáo viên và cải tiến việc dạy học? Lẽ hiển nhiên do giáo viên là người giảng dạy trong lớp nên có lẽ cũng dễ hiểu khi cho rằng nếu con người (giáo viên) thay đổi thì hành vi của họ trong lớp cũng sẽ thay đổi. Nhưng một trong những điều gây chú ý nhất mà chúng tôi học được từ việc tiến hành hai nghiên cứu trên toàn thế giới về việc giảng dạy là những điều giáo viên thực hiện trong lớp, các phương pháp họ sử dụng để tương tác với sinh viên về nội dung bài giảng lại không quyết định nhiều như tiêu chuẩn phẩm chất của họ cũng như nền văn hóa mà họ đang giảng dạy. Các giáo viên hấp thu các phương pháp giảng dạy cùng với quá trình trưởng thành trong một nền văn hóa cụ thể và bằng cách quan sát các phương pháp mà các thầy cô đã dạy họ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Hầu hết giáo viên sử dụng các phương pháp giảng dạy được truyền lại từ các thế hệ giáo viên đi trước chứ không phải do tự họ sáng tạo ra khi họ đến lớp dạy học. Các giáo viên có thể tin rằng họ đang tạo ra phương pháp dạy học của riêng mình, nhưng điều này hiếm khi xảy ra. Phần lớn điều xảy ra trong lớp học được quyết định bởi một quy tắc chuẩn mực văn hóa, đó là tại sao việc thay đổi giáo viên sẽ không tự động dẫn đến thay đổi việc giảng dạy. Tuyển dụng các cá nhân giáo viên tài năng và có tiêu chuẩn phẩm chất cao luôn luôn là điều tốt nhưng nếu chỉ chú trọng duy nhất việc tuyển dụng về cơ bản sẽ không cải thiện chất lượng giảng dạy trong lớp học.
    Nếu nhìn lại, quyển sách này dành cho các giáo viên. Họ là những người đầu tiên hiểu được tầm quan trọng của việc giảng dạy (ngoài tầm quan trọng của giáo viên). Nhiều giáo viên đang tìm kiếm cơ hội nhận lấy thách thức để nghiên cứu và cải tiến việc dạy học. Nhiều giáo viên thậm chí còn can đảm mở cửa lớp học của mình, mời những người khác vào dự giờ, quan sát và phê bình thực tế giảng dạy của mình cũng như cùng làm việc với các đồng nghiệp để cải tiến việc dạy học trong khắp trường của họ. Nhiều giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc đặt chú ý vào giảng dạy, chứ không chỉ tán dương và bắt chước cách dạy học của một vài giáo viên khác, mà họ đã bắt đầu một công việc khó khăn, không ngừng nghỉ nhưng bổ ích để cải tiến thói quen nghề nghiệp. Khi bạn đọc quyển sách này, hãy nghĩ về việc dạy học. Bạn hãy tự hỏi làm sao việc dạy học của mình có thể cải tiến một cách đều đặn và kéo dài theo thời gian. Để nâng cao tính bức thiết, bạn hãy tự hỏi câu hỏi trên theo cách khác: nếu nước Mỹ muốn đảm bảo rằng việc giảng dạy 20 năm tới sẽ tốt hơn hôm nay, chúng ta nên làm gì hôm nay? Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách này cung cấp một hướng cải thiện khả năng sáng tạo của giáo viên và của tất cả những ai hỗ trợ cho nỗ lực cải tiến chất lượng giảng dạy của giáo viên.
    Chương 1. Lỗ hổng trong giảng dạy.
    Chương 2. Phương pháp học để dạy ở Đức, Nhật và Mỹ.
    Chương 3. Những hình ảnh của việc giảng dạy.
    Chương 4. Lọc lại các hình ảnh.
    Chương 5. Giảng dạy là một hệ thống.
    Chương 6. Dạy học là một hoạt động văn hóa.
    Chương 7. Vượt khoải cải cách
    Chương 8. Lập kế hoạch để liên tục cải tiến.
    Chương 9. Cách làm lâu dài để cải tiến việc giảng dạy.
    Chương 10. Bản chất thật sự của việc giảng dạy.

    • Lỗ Hổng Giảng Dạy
    • NXB Trẻ 2012
    • James W. Stigler
    • 244 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://opac.tvu.edu.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id-35651.html
    https://drive.google.com/file/d/1PdsBfhMjAYe3I4VUoD_cvkZJEaodlGRa
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Mar 16, 2022

Share This Page