Loại Hình Thơ Mới Việt Nam 1932-1945 (NXB Đại Học Quốc Gia 2015) - Nguyễn Thanh Tâm, 380 Trang

Discussion in 'Ngữ Văn Học' started by nhandang123, May 23, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    upload_2022-12-25_23-33-19.png
    Thơ mới, một khái niệm cho đến giờ đã đặt chúng ta vào những phạm trù nghĩa khá đa dạng, cần phải suy xét kỹ lưỡng hơn. Bản thân khái niệm này đã hàm chứa trong đó sự tương sánh với Thơ cũ, đồng thời nó cũng mang ý nghĩa là một thời đoạn trong lịch sử thơ ca dân tộc, Thơ mới còn là một trào lưu, một phong cách, một kiểu – một loại hình thơ. Thậm chí, trong suy nghĩ về những động hướng của một nền văn học, thơ ca tiên tiến, Thơ mới còn đặt ra yêu cầu có tính cốt thiết về tư duy, tâm thế, bản chất của sáng tạo nghệ thuật. Loại hình Thơ mới Việt Nam 1932 - 1945 tập trung vào khía cạnh loại hình, kiểu/ lối Thơ mới nhằm chỉ ra tư cách loại hình của Thơ mới trong tương quan với những hình thái thơ trước và sau nó. Như thế, những vấn đề căn bản làm động lực cho sự lựa chọn nghiên cứu chính là: Thơ mới có phải là một loại hình thơ không? Những điều kiện sinh thành, vận động và phát triển của Thơ mới, đặc tính và cấu trúc của loại hình trên phương diện cốt yếu là kiểu tư duy cho phép Thơ mới hiện diện với tư cách loại hình trong tiến trình thơ trữ tình của Việt Nam. Những nghiên cứu đã có về Thơ mới đã manh nha đề cập đến vấn đề loại hình, tuy nhiên, sự nghiên cứu một cách hệ thống, giới thuyết rõ về loại hình thơ, loại hình Thơ mới với những tiêu chí loại hình cụ thể cho đến nay lại chưa có. Điều đó khiến cho vấn đề Loại hình Thơ mới trở nên hữu ích hơn trong lịch sử nghiên cứu Thơ mới nói riêng và tiến trình thơ Việt nói chung.
    Nghiên cứu Thơ mới trong giai đoạn hiện nay thực sự là một thử thách. Trong các thư viện, trường học, viện nghiên cứu người ta có thể điểm ra hàng trăm công trình nghiên cứu về Thơ mới từ tác giả đến tác phẩm, khuynh hướng, trường phái, thi pháp, ngôn ngữ, phong cách, thể loại,… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của triết học nhân sinh, triết học ngôn ngữ, khoa học xã hội nhân văn, sự du nhập của các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu văn học hiện đại, Thơ mới lại có thêm cơ hội để được soi chiếu, thảo luận một cách toàn vẹn hơn. Hẳn những nhà nghiên cứu hiện nay không phủ nhận hướng nghiên cứu từ góc độ Phân tâm học, Cấu trúc luận, Hiện tượng luận, Nữ quyền luận, nghiên cứu Thơ mới từ lý thuyết diễn ngôn, lý thuyết Trường văn học, Nhân học văn hóa, Xã hội học văn học, Lý thuyết tiếp nhận, Giải cấu trúc,... đem đến nhiều gợi ý cho việc tiếp cận Thơ mới. Bên cạnh đó, vấn đề thực thể Thơ mới vẫn chưa được mô tả một cách toàn vẹn với sự vắng mặt của những tác giả, tác phẩm bàn nhì, bàn ba, những diễn ngôn góp phần kiến tạo Thơ mới nhưng không có mặt trong các “điện thờ” hay bị xem nhẹ, bị mặc nhiên biến thành các diễn ngôn phụ trợ, làm tôn lên các đỉnh cao. Mặt khác những nghiên cứu ở miền Nam thời kỳ 1954 - 1975 về Thơ mới cũng chưa được chú ý thỏa đáng để thấy rằng thành tựu nghiên cứu Thơ mới trong tri thức phổ thông vẫn đầy thiếu khuyết. Chuyên luận này, dành Phần II – Những mảnh vỡ loại hình để phục dựng một số khuôn mặt, có thể bị bỏ quên hoặc chưa được nhìn nhận đúng mức, như là một cách hình dung đầy đủ hơn về những mảnh ghép, những cá tính Thơ mới."
    • Loại Hình Thơ Mới Việt Nam 1932-1945
    • NXB Đại Học Quốc Gia 2015
    • Nguyễn Thanh Tâm
    • 380 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/105472
    https://drive.google.com/file/d/19ECwz8K-qeIHATd9MgA_mLFupuHdh31x
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Dec 25, 2022

Share This Page