Là nhà báo chuyên viết mảng văn hóa, Lê Công Sơn với lối viết nhẹ nhàng, như một người kể chuyện dẫn người đọc quay về quá vãng, “loanh quanh” dạo bước giữa Sài Gòn xưa. Anh giúp người đọc nhìn lại lịch sử Sài Gòn không bằng những con số, những sự kiện khô khan mà lồng vào câu chuyện về những dinh thự, kiến trúc, hiền nhân Sài Gòn những thông tin thú vị, như các trang về Thành Gia Định, Thảo Cầm Viên Sài Gòn tròn 150 năm tuổi, ngôi trường Quốc vương Campuchia từng học tại Việt Nam, bảo tàng đầu tiên ở Nam kỳ, chuyện hậu trường trùng tu nhà thờ Đức Bà... 400 trang của Loanh quanh Sài Gòn gồm 4 phần chính: Miền ký ức - di tích và kiến trúc cổ Sài Gòn; Chốn tâm linh - đình chùa, lăng mộ, nhà thờ cổ; Chuyện người Sài Gòn - kể về những nhân vật như chú Hỏa, cụ Vương Hồng Sển, cô Năm Sa Đéc…; Di sản và báu vật - các cổ vật quý hiếm, bảo tồn di tích. Không chỉ dành cảm xúc, tình cảm cho mảnh đất Sài Gòn, Lê Công Sơn - với tư cách một nhà báo - còn có những kiến nghị, “hiến kế” việc bảo tồn nhiều di tích qua các bài viết như Metro… né di tích, Khi di tích chống gậy, Bàn cách “đánh thức” di sản, Hiến kế bảo tồn Dinh Thượng Thơ… Đọc Loanh quanh Sài Gòn, ta có thể cảm nhận rõ tình yêu cùng tinh thần trách nhiệm của người viết trước di sản văn hóa mà cha ông ta để lại trên đất Sài Gòn - Gia Định. Lê Công Sơn đã không ngần ngại tìm gặp những nhà quản lý văn hóa để tìm câu trả lời cho việc một số di sản xuống cấp, cũng như trao đổi về phương án gìn giữ những di sản quý giá (ngôi đình cổ Thông Tây Hội, Lăng Ông Bà Chiểu, chùa Giác Viên…), và lý giải luôn cả việc vì sao một di tích được xếp hạng thì ban quản lý di tích lại… lo lắng. Loanh Quanh Sài Gòn NXB Tổng Hợp 2020 Lê Công Sơn 404 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1PR5CC5rDTZ9_Plq6fwH8ELsJD1xnml7jhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1