Luận Khởi Tín Đại Thừa NXB Thuận Hóa 2012 Thích Giác Quả 272 TrangLuận Khởi Tín Đại Thừa do Bồ-tát Mã Minh sáng tác vào đầu thế kỷ thứ II Tây lịch. Trước luận Khởi Tín đã hiện hữu chủ thuyết Nghiệp cảm Duyên khởi do các Luận sư A-tỳ-đàm đề xướng, nhưng chủ thuyết này chưa giải thích được nguồn gốc của Nghiệp phát xuất từ đâu. Sau đó nghi vấn này đã được chủ thuyết A-lại-da Duyên khởi giải quyết. Dù vậy, giáo nghĩa Duy thức vẫn chưa giải đáp toàn triệt những nghi vấn giữa Mê và Ngộ, giữa Tướng và Tánh, giữa Chúng sinh và Phật, đây là động cơ để luận Khởi Tín ra đời. Vậy chủ thuyết luận Khởi Tín là gì? Thuyết minh gì? Chủ thuyết Khởi Tín là Chân như Duyên khởi hay Như Lai tạng Duyên khởi. Bản thân Chân như có hai mặt, đó là mặt Không như thật (Chân không) - Thể của Chân như; và mặt Bất không như thật (Diệu hữu) - Tướng của Chân như. Như Lai tạng chính là mặt Bất không như thật của Chân như, là kho tàng chứa đựng vô lượng công đức vô lậu, còn được gọi là Nhất Tâm hay Đại thừa. Mặt Thể là mặt tuyệt đối ly ngôn tuyệt tướng, không thể phô diễn; mặt Tướng là mặt tương đối nên có thể vận dụng ngôn ngữ để lý giải. Do thế, trọng tâm giáo nghĩa Khởi Tín là lý giải về Như Lai tạng, hay Nhất Tâm hoặc Đại thừa này đây. Và Như Lai tạng (Nhất Tâm, Đại thừa) chính là cái Tâm đang là của chúng ta chứ chẳng phải cái gì khác. Link Download eBook có trong tuyển tập DVD Phật Học http://nigioikhatsi.net/kinhsach-pdf/daithuakhoitin-thichgiacqua.pdf https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1