Luận Tối Thượng Thừa NXB Tôn Giáo 1969 Thích Thanh Từ dịch 33 TrangTập luận này có ba phần : Phần đầu là của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, phần thứ hai và thứ ba là của Thiền sư Hoàng Bá. Phần đầu hẳn là tên “TỐI THƯỢNG THỪA LUẬN”, phần thứ hai tên “TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU”, phần thứ ba tên “HOÀNG BÁ ĐOẠN TẾ THIỀN SƯ UYỂN LĂNG LỤC”. Hai phần sau do Thiền sư Hoàng Bá nói ra, ông cư sĩ Bùi Hưu ghi chép lại. Rốt sau là tiểu sử Thiền sư Hoàng Bá. Hoàng Bá là cháu bốn đời của ngũ tổ (Hoàng Bá là đệ tử Bá Trượng, Bá trượng là đệ tử Mã Tổ, Mã tổ là đệ tử Hoài Nhượng, Hoài Nhượng là đệ tử Lục Tổ Huệ Năng). Tuy ông cháu cách xa nhưng về truyền tâm ấn vẫn không thay đổi. Ngũ Tổ dạy “giữ chơn tâm” thì Ngài Hoàng Bá dạy “tin tâm này là Phật”. Ngộchơn tâm là chơn Phật, chứng chơn tâm viên mãn là quả Phật. Giữ chơn tâm tức là tin mình có chơn Phật, hằng sống với chơn tâm, tất cả vọng tưởng đều lắng sạch, tức là viên mãn quả Phật. Vì thế, dù tên “Tối thượng thừa luận” hay “Truyền tâm pháp yếu” vẫn dạy người ngộ chơn tâm, sống với chơn tâm. Cho nên, tôi ghép cả ba phần lại mà chỉ để một tên là “Luận tối thượng thừa”. Ngũ tổ bảo “Giữ chơn tâm”, chúng ta đừng lầm cố kềm hãm tâm mình đến tiêu ma trở thành như cây như gỗ. Giữ chơn tâm, nghĩa là khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần mà không để tâm chạy theo phân biệt trần cảnh. Tâm chạy theo phân biệt trần cảnh là vọng tâm, không khởi tâm chạy theo trần cảnh, chỉ hằng biết cảnh mà không phân biệt là chơn tâm, vọng tâm và chơn tâm không xa, chỉ một phen hồi đầu là giác (Hồi đầu thị ngạn), đừng tìm kiếm, đừng cầu cạnh bên ngoài. Nếu vịnào không ngộ chơn tâm để tu hành, nên đọc kinh Lăng Nghiêm từ quyển một đến quyển tư thật kỹ, lâu ngày có thể thầm hội. Link Download http://hoavouu.com/images/file/3iF9hmAx0QgQALAc/luan-toi-thuong-thua-ht-thich-thanh-tu-dich.pdfhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1