Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã bộc lộ những hạn chế và bất cập như độ tuổi kết hôn của nam và nữ; nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, chung sống của những người đồng giới tính, mang thai hộ,... Trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt văn hóa, xã hội. Gia đình với tư cách là tế bào của xã hội cũng không tránh khỏi sự tác động đa chiều đó. Ngày 19-06-2014, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 (có hiệu lực từ ngày 01-01-2015). Theo đó, Luật này có những điểm mới cơ bản như: Bảo vệ, hỗ trợ những nhóm người yếu thế trong hôn nhân và gia đình; bổ sung nhiều hành vi bị cấm trong hôn nhân và gia đình như bạo lực gia đình, ly thân giả tạo, cản trở kết hôn, cản trở ly hôn, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, lựa chọn giới tính, sinh sản vô tính...; áp dụng các tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, không vi phạm các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam...; nam nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn...; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan đến duy trì đời sống chung được xem như lao động có thu nhập; bổ sung quy định giải quyết việc ly thân theo yêu cầu của vợ chồng... Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014 NXB Hồng Đức 2014 Nhiều Tác Giả 425 Trang File PDF-SCAN Link download https://thuvien.ntu.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=32354 https://drive.google.com/file/d/1gauXpmn5DVWs5mJ9oqwO8xYxcNkE2ekghttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1