Luật Người Cày Có Ruộng (NXB Sài Gòn 1970) - Nhiều Tác Giả, 40 Trang

Discussion in 'Địa Chí Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh' started by admin, Aug 19, 2016.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-7-17_17-5-40.png
    Cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 buộc Mỹ phải xuống thang và chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Vì một vùng nông thôn rộng lớn đã ở dưới quyền kiểm soát của Mặt trận giải phóng miền Nam nên Mỹ và Việt Nam Cộng hòa càng chú ý đến việc giành lại đất đai ở nông thôn. Trong chương trình nghị sự giữa Richard Nixon và Nguyễn Văn Thiệu tại đảo Midway tháng 6 năm 1969, vấn đề nông thôn và cải cách điền địa đã được ghi lên hàng đầu. Và Nixon hứa sẽ viện trợ 40 triệu USD cho chương trình cải cách điền địa này.
    Ngày 25 tháng 8 năm 1969, Nguyễn Văn Thiệu đưa ra dự luật để quốc hội thảo luận, trong đó việc rút bớt ruộng đất để lại cho địa chủ xuống còn 15 ha ở Nam Bộ, 5 ha ở Trung Bộ và cấp không 1,5 triệu ha ruộng lúa cho hơn 80 vạn nông dân. Ngày 9 tháng 9 năm 1969, thì Nixon phái Richard I. Hogh, một chuyên gia về phát triển nông thôn châu Á, cùng với 35 chuyên viên người Việt và Mỹ sang Sài Gòn trực tiếp nắm chương trình cải cách điền địa. Ngoài 40$ triệu dollar (tương đương 11 tỷ đồng tiền Việt Nam Cộng hòa) bỏ ra thì chính quyền Nguyễn Văn Thiệu còn bỏ ra 178 triệu đồng để chi cho việc soạn thảo luật "Người Cày Có Ruộng".
    Từ tháng 8 năm 1969 đến tháng 3 năm 1970, sau một thời gian tranh chấp khá gay go trong nội bộ quốc hội vì nhiều dân biểu là địa chủ không muốn bị truất hữu, cuối cùng thì đạo luật được Thượng viện thông qua ngày 6 thánng 3 năm 1970 và Hạ viện chung quyết ngày 16 tháng 3 năm 1970. Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký tại Cần Thơ lệnh số 003/60 ban hành luật "Người Cày Có Ruộng". Ông nói: "Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi". Báo chí Hoa Kỳ hết lời ca ngợi, tờ Washington Evening Star gọi đó là "Tin tức tốt đẹp nhất đến từ Việt Nam kể từ khi kết thúc sự chiếm đóng của người Nhật". Còn tờ New York Times cho rằng "Có lẽ đây là cuộc cải cách ruộng đất không cộng sản mang nhiều tham vọng và tiến bộ nhất của thể kỷ 20"
    Luật quy định ruộng đất không trực canh (không canh tác) đương nhiên bị truất hữu và phải được bồi thường thỏa đáng theo thời giá và chính phủ phát hành công khố phiếu để chi trả những khoản này. Ruộng đất truất hữu được ưu tiên cấp phát miễn phí cho tá điền (3 mẫu ở Nam phần và 1 mẫu ở Cao Nguyên và Trung phần). Điền chủ trực canh chỉ được giữ tối đa 15 mẫu. Tuy nhiên, Luật "Người Cày Có Ruộng" không được phép áp dụng đối với ruộng đất của các tổ chức tôn giáo và ruộng đất hương hỏa gia đình của người dân. Mục tiêu của việc cải cách này là cấp miễn phí 1,5 triệu hecta ruộng lúa cho 80 vạn hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất cho nông dân. Ngoài ra chính sách ruộng đất còn có ba điểm mới đem vào thực hành:
    1. Địa chủ không có quyền bắt tá điền nộp địa tô thuộc những năm trước.
    2. Nông dân lãnh ruộng do Việt Cộng cấp cũng được miễn thuế trong một thời gian.
    3. Nông dân lãnh ruộng do Việt Cộng cấp sẽ được nhận bằng khoán để chính thức sở hữu số ruộng đó.
    Tính đến năm 1973 thì hơn một triệu mẫu ruộng đã được chuyển sang quyền sở hữu của hơn 850.000 tá điề. Đối với luật "Người Cày Có Ruộng” thì Tổng thống Thiệu thì cho lập ra nhiều Ủy ban cải cách điền địa từ huyện đến xã. Các ủy ban này có nhiệm vụ kê khai ruộng đất canh tác của nông dân, ruộng đất thuộc sở hữu của địa chủ. Ngoài ra còn tịch thu ruộng đất của gia đình theo phe Cộng Sản đem chia cho nhân viên, quân đội phục vụ trong chính quyền. Ngoài ra còn cấp chứng khoán để xác nhận quyền sở hữu ruộng đất của nông dân. Nếu những ai không kê khai ruộng đất hoặc không nhận chứng khoán rằng ruộng đất sẽ bị tịch thu và xem như có hành động ngăn cản việc thi hành người cày có ruộng. Sẽ bị phạt tù 6 tháng 3 năm và phạt tiền từ 20.000 đến 200.000 đồng (Điều 17, chương 5).
    Việc bắt nông dân kê khai ruộng đất và lấy chứng khoán cũng là những cơ hội để những thành phần công chức xã ấp vơ vét tiền bạc. Nông dân phải nộp từ 6.000 đến 15.000 đồng để lấy một chứng khoán, nếu không thì mất đất như ở Cai Lậy, Gò Công (Tiền Giang). Còn nông dân muốn làm giấy bán ruộng cho nhau cũng phải "lo lót" từ 10.000 đến 15.000 đồng/ha như ở Châu Thành Nam (Tiền Giang). Sau khi kê khai ruộng đất và lãnh chứng khoán, nông dân phải đóng thuế ruộng đất, có nơi phải đóng 2 – 3 năm liền. Với mức đóng thuế liên tục như thế đã gây rất nhiều khó khăn cho nông dân được cấp đất.
    Theo tờ Điện Tín Sài Gòn (ngày 2/4/1972) thì tháng 3 năm 1972, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã 2 lần ký giấy cấp cho vợ của Nguyễn Văn Thiệu hơn 200 ha ở Long Khánh. Đại tá tỉnh trưởng Long Khánh sau khi cấp đất cho vợ của Nguyễn Văn Thiệu đã tự cấp chứng khoán cho mình để lấy luôn 1.100 ha đất của nông dân. Theo hãng tin Reuter ngày 8 tháng 1 năm 1971, Nguyễn Cao Kỳ đã chiếm 3.600 ha ruộng đất của đồng bào người Thượng ở Cao Nguyên. Báo Chính Luận Sài Gòn (ngày 23/2/1971) đưa tin: Ngày 22/2/1971, sau gần một năm luật "Người Cày Có Ruộng" được ban hành, dân biểu Trần Văn Quá, chủ tịch ủy ban canh nông của thượng viên đã tiết lộ: "Hầu hết số ruộng này đã được Việt Cộng cấp không cho nông dân từ mấy năm trước, nay l
    • Luật Người Cày Có Ruộng
    • NXB Sài Gòn 1970
    • Nhiều Tác Giả
    • 40 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/10bg_8qW68viHQdanGjgTKCy17qzL9xas
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     
    Last edited: Jul 17, 2022

Share This Page