Trong suốt thời kỳ học phổ thông hay thậm chí ngay cả khi đã tốt nghiệp đại học, có mấy khi bạn tự hỏi phải học như thế nào, phải suy nghĩ ra sao cho hiệu quả? Và cũng có mấy khi, bạn gặp riêng thầy cô hay những người thuộc thế hệ đi trước để học cách học, để hỏi cách hỏi, để ghi nhớ cách ghi nhớ cho hiệu quả hay không? Học tập và làm việc hiệu quả rõ ràng không dừng lại ở lượng kiến thức được truyền thụ trong nhà trường hay trong công việc mà là cách xử lý lượng kiến thức đó như thế nào và sau đó sử dụng chúng ra sao. Nhiều thập kỷ qua, giáo dục đã quên đi phần quan trọng của việc xử lý và sử dụng ấy mà mới chỉ chú tâm tới nội dung kiến thức cần truyền thụ. Tâm lý giáo dục mới chỉ được giảng dạy trong các trường sư phạm, giúp cho các nhà giáo tương lai hiểu được cơ chế nhận thức, cơ chế hoạt động cơ bản, cũng như cơ chế ghi nhớ và tư duy của não người. Đối với nhiều nhà giáo, giảng viên, những kiến thức ấy có lẽ cũng đã phần nào phát huy được tác dụng của họ. Thế nhưng, đâu chỉ có người dạy mới cần biết cách vận dụng năng lực trí não sao cho hiệu quả. Người truyền thụ và người được truyền thụ kiến thức đều quan trọng như nhau. Vì vậy mà những kiến thức về não và vận dụng trí não hiệu quả phải trở thành kiến thức cơ bản được giảng dạy rộng rãi, sao cho người dạy và người học đều có khả năng tư duy hiệu quả. Hơn thế nữa, nắm vững quy luật trí não là bước đi đầu tiên trong việc khai phá những tiềm năng to lớn của bộ não, của năng lực tư duy. Đó đã và đang là bước tiến lớn của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Để theo kịp bước tiến đó, dù ở độ tuổi hay cương vị nào, bạn cũng cần cập nhật và bổ sung ngay cho mình những kiến thức về bộ não của con người và cách thức vận dụng trí não một cách bài bản và hiệu quả. Tối ưu hóa bộ não cũng là tối ưu hóa chất lượng công việc và chất lượng cuộc sống của mỗi người chúng ta. Luật Trí Não NXB Thời Đại 2011 John Medina Dịch: Mai Khanh 383 Trang File PDF-SCAN Link download https://nitroflare.com/folder/949760/L18ZpZXRuYW1lc2Uhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1