Xét theo nguồn gốc, khái niệm “xã hội công dân" đã được dùng trong tác phẩm “Poliiikê" (chính trị) của Arixtôt, người được C. Mác xác định là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại. Arixtôt phân biệt các hình thức tập hợp người khác nhau như gia đình, dòng họ, làng xóm, nhà nước, xã hội. Đồng thời, Arixtôt cũng nhận ra sự cần thiết phải hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào một số lĩnh vực thuộc đời sống riêng tư của công dân như gia đình hoặc đời sống tinh thần riêng của công dân như tôn giáo, tín ngưỡng. Trong thời cổ đại ý niệm về “xã hội công dân” cùng hình thành và ra đời với khái niệm “civis” (công dân), “civifu” (xã hội)”. Bước chuyển từ ý niệm về xã hội công dân nâng lên thành một khái niệm mang tính triết lí - pháp luật lần đầu tiên được thể hiện một cách rõ ràng và nổi bất trong tác phẩm của nhà triết học người Anh Tômat Gôpxơ (1588 - 1679) “De cive" (Bàn về công dân) xuất bản năm 1642 và “Levia than" (con quái vật) xuất bản năm 1651. Đề Tài Khoa Học Cấp Bộ Lý Luận Về Xã Hội Công Dân Ngô Huy Đức, Bùi Việt Hương NXB Hà Nội 2008 236 Trang File PDF-TRUE Link download https://drive.google.com/file/d/1_bUtc8DDyN3Ye7KhhdBwi6TpAAaflNQGhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1