Lý thuyết thông tin - Lê Quyết Thắng, Phan Tấn Tài, Dương Văn Hiếu

Discussion in 'Công Nghệ Thông Tin' started by admin, Nov 11, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Giáo trình này sẽ cung cấp cho người đọc những khối kiến thức cơ bản của lý thuyết thông tin như: Độ đo lượng tin (Measure of Information), Sinh mã tách được (Decypherable Coding), Kênh truyền tin rời rạc không nhớ (Discrete Memoryless Channel) và Sửa lỗi trên kênh truyền (Error Correcting Codings).
    Giáo trình có thể dùng tham khảo cho các ngành: Khoa học máy tính, Hệ thông thông tin, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông,...
    Có thể dùng cho các khoa Công nghệ thông tin của các trường đại học.
    Kiến thức đạt được
    Sau khi học xong môn này, sinh viên phải có được những khả năng sau:
    • Hiểu các khái niệm về về thông tin, Entropy, Entropy của một phân phối, Entropy của nhiều phân phối, Entropy có điều kiện, Độ đo lượng tin. Vận dụng giải quyết các bài toán về xác định lượng tin.
    • Biết khái niệm về mã tách được, mã không tách được, bảng mã tối ưu. Hiểu Định lý Kraft (1949), Định lý Shannon (1948), Định lý sinh mã Huffman và phương pháp sinh mã Huffman. Vận dụng để sinh bảng mã tách được tối ưu, nhận biết được bảng mã như thế nào là bảng mã tối ưu và có thể vận dụng để viết các chương trình sinh mã, giải mã (hay viết chương trình nén và giải nén). Từ đây, các sinh viên có thể tự nghiên cứu các loại bảng mã khác để vận dụng cho việc mã hóa và bảo mật thông tin một cách hiệu quả.
    • Biết các khái niệm về kênh truyền tin rời rạc không nhớ, dung lượng kênh truyền và phân lớp kênh truyền. Hiểu định lý về dung lượng kênh truyền, phương pháp xây dựng lược đồ giải mã tối ưu và cách tính xác suất truyền sai trên kênh truyền.
    • Biết các khái niệm về khoảng cách Hamming, nguyên lý khoảng cách Hamming, các định lý về Cận Hamming, phương pháp kiểm tra chẵn lẻ, các lược đồ sửa lỗi, Bảng mã Hamming và Bảng mã xoay vòng.
    • Vận dụng các kiến thức học được để thiết kế một hệ thống truyền nhận dữ liệu với quy trình cơ bản: mã hóa, giải mã và bảo mật thông tin.
    Kiến thức cần thiết
    Để học tốt môn học này, đòi hỏi sinh viên phải nắm vững các môn học có liên quan như: xác suất thống kê, đại số boole (phép toán Modulo 2 và đa thức nhị phân). Các môn học có liên quan và có thể tham kháo thêm như kỹ thuật số, hệ điều hành, mạng máy tính.
    Xem & tải nội dung giáo trình
    Email: lqthang@cit.ctu.edu.vn; pttai@cit.ctu.edu.vn
    eBook có trong tuyển tập DVD Tin Học

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

Share This Page