Đời nhà Tống có ông Thiệu Khang Tiết, ẩn cư tại chốn sơn lâm, mùa đông lạnh không sưởi ấm, mùa hạ nóng mực không dùng quạt giải nhiệt, chỉ để tâm đến Dịch quên hẳn sức giá rét, sức nóng bức, mà còn dán Dịch lên vách, chú tâm suy xét tìm tòi chỗ cùng cực và mắt đăm đăm nhìn vào Dịch xét sự huyền bí sâu xa của Dịch, lòng mong ước tạo nên dịch số nhưng chưa có bằng chứng đích xác. Một ngày kia đương Ngọ ngủ trưa, thấy một con chuột chạy ngang qua, bèn lấy cái gối bằng sành kê trên đầu ném con chuột đương chạy, chuột chạy mất gối bị bể ra, thấy trong mảnh gối có đề chữ, bèn lượm lên xem thấy: "Cái gối này ban cho hiền nhân Khang Tiết, năm ấy, tháng ấy, ngày ấy, giờ ấy thì dùng gối này ném chuột, gối bị bể". Tiên sinh lấy làm lạ, bèn đi tìm nhà làm đồ gốm để dò xét. Chủ lò gốm bảo với tiên sinh rằng: "Xưa có một người, tay cầm quyển Chu Dịch, ngồi nghỉ cầm cái gối này biên chép, vậy chắc dạng chữ là của ông già đó vậy. Đến nay cũng chưa được bao lâu, vả chăng tôi có quen biết ông già đó, vậy tiên sinh vui lòng cùng tôi đi tìm xem". Nhưng ông già đó không còn nữa, chỉ để lại một quyển sách và dặn với gia nhân rằng: "Năm ấy, tháng ấy, giờ ấy, có một tú sinh đến nhà ta, nên giao quển sách này cho người thì sẽ biết được hậu sự của ta ra thế nào?" Người nhà lấy sách trao cho tiên sinh. Tiên sinh xem thấy lời văn của Dịch, gồm toàn pháp thuật kiện toàn tiên quyết, đáng được chọn làm lệ để tạo nên Dịch số. Tiên sinh bảo cùng gia nhân rằng: "Xưa thân sinh nhà ngươi có chôn dấu một số bạch kim, trong một cái lỗ, đào về phía Tây Bắc chỗ giường nằm của người, để lo toàn việc tang sự". Thế rồi, người nhà tin lời nói, quả tìm được số bạc đó. Tiên sinh đem sách ấy về, sau tiên sinh đi ngắm bông mai, thấy hai con chim sẻ tranh nhau đậu cành mai bị sa xuống đất. Tiên sinh đoán biết chiều hôm sau, có cô gái hàng xóm bẻ trộm bông, sẽ bị thương ở bắp vế; thế rồi cũng vì lần đoán đầu tiên đó, mà ngày sau đời lấy thế mà đặt tên cho quyển Dịch số là "Quan Mai Dịch Số". Sau tiên sinh toán biết vườn Mẫu đơn bị ngựa dày xéo tan nát vào giờ Ngọ, lại toán biết bức hoành phi chùa Tây Lâm có điềm họa về âm nhân. Phàm những cách toán biết như trên, gọi là Tiên Thiên dịch số, vì rằng trước biết được số mà chưa biết được quái, dùng số mà toán ra quái gọi là Tiên Thiên. Lại như thấy ông già có sắc mặt buồn, toán biết ông già sẽ chết vì họa ăn mắc phải xương cá. Lại thấy một thiếu niên có sắc mặt vui tươi, tiên sinh toán biết thiếu niên ấy, sẽ có việc vui làm lễ lệ sinh (hỏi vợ). Lại nghe con gà gáy, toán biết con gà sẽ bị làm thịt. Lại nghe con bò rống, toán biết con bò sẽ bị hại; phàm những cách toấn như thế đều gọi là Hậu Thiên chi số, vì chưa có số mà đã được quái trước, dùng quái mà diễn thành số, cho nên mới gọi là Hậu Thiên. Một ngày nọ, tiên sinh đem một cái ghế dựa ra, rồi dùng số toán quái xong, lật ghế lên biên vào đáy ghế: "Năm ấy, tháng ấy, ngày ấy, giờ ấy, có một tiên khách tới, ngồi cái ghế này rồi ghế bị gãy nát". Quả đến kỳ định, có một đạo giả tới thăm, ngồi lên ghế ấy, ghế bị gãy bể. Tiên khách lấy làm mắc cở xin lỗi tiên sinh. Tiên sinh thưa rằng: "Vật cũng có số hủy hoại, há làm bận lòng thần tiên lắm sao. Nay nhờ sự ngồi đó để truyền dạy cho hậu học". Rồi tiên sinh lật đáy ghế lên, cùng với đạo giả xem để làm chứng nghiệm. Đạo giả ngạc nhiên bèn đứng dậy, cáo từ ra đi rồi biến mất. Cho nên mới biết Dịch số là kỳ diệu. Như vậy mới biết quỷ thần cũng chẳng tránh khỏi, huống chi là người, huống hồ gì là vật vậy(*). Mai Hoa Dịch Số NXB Văn Hiến 1970 Nguyễn Văn Thùy 185 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/19d0PHjSMoaSt_2d8r179pL-_BJtinvKShttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1