Cuốn sách biên khảo Martin Heidegger & Tư tưởng hiện đại[1] được xuất bản lần đầu tiên ở Sài Gòn, Nxb Vĩnh Phước ấn hành năm 1963, cho ta biết thêm về một Bùi Giáng – nhà giải minh trong văn chương và triết học, bên cạnh một Bùi Giáng – thi sĩ uyên thâm đã quá nổi tiếng mà chúng ta hằng biết. Martin Heidegger (1889-1976) được coi là nhà tư tưởng lớn và nổi tiếng giữa thế kỷ XIX và cuối XX. Những bài viết triết học của ông đã gây chấn động trong lịch sử triết học thế giới. Tất cả tư tưởng của Heidegger nằm trong phạm trù triết học của con người và được nêu rõ nhất trong tác phẩm “Sein und Zeit” (Hữu thể và Thời gian) ra đời năm 1927. Tư tưởng hiện đại, đối với Bùi Giáng không được khu biệt một cách chặt chẽ theo mốc thời gian, mà có thể là bất cứ ai – từ Homère, Sophocle, Parmenides, Khổng Tử, Nguyễn Du… đến Camus, Faulkner đương đại… Martin Heidegger & Tư tưởng hiện đại không chỉ nói về Heidegger hay tư tưởng của ông. Thông qua cuốn sách, Bùi Giáng đã cho chúng ta thấy được nhiều suy tư của bản thân, chính Heidegger đã gợi hứng cho ông gặp lại chính mình. Bùi Giáng gặp được nét đồng điệu ở cách đặt vấn đề “thiết lập Vĩnh Thể trên dòng Tồn lưu” tuy khó hiểu nhưng không quá xa lạ với truyền thống suy niệm Đông phương. Và trước hết, là sẻ chia cảnh ngộ chua xót: các khuôn mặt lớn trong lịch sử văn chương và tư tưởng Đông Tây ít nhiều đều là nạn nhân của những ngộ nhân, ngộ giải làm rụng tía rơi hồng, “không thấy cây lá ở trên đầu, không còn thùy dương dặm trùng quan mây trắng.” (trang 55) Martin Heidegger Và Tư Tưởng Hiện Đại NXB Vĩnh Phước 1961 Bùi Giáng 508 Trang File PDF-SCAN Link download http://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=60592https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1