Văn hóa mẫu hệ ngoài việc phản ánh rõ trong gia đình, dòng họ Chăm, tác động mạnh mẽ đến tổ chức xã hội dựa trên dòng mẹ, các nghi lễ theo dòng mẹ cũng là yếu tố quan trọng cấu thành hệ thống lễ nghi phong tục tập quán người Chăm. Trong xã hội truyền thống, mọi sinh hoạt gia đình, người phụ nữ Chăm giữ vai trò quan trọng trong hôn nhân, trong tang lễ, trong tế tự, trong vấn đề quản thủ tài sản lẫn con cái trong gia đình. Trong hôn nhân, con gái đến tuổi lập gia đình, thì người phụ nữ chủ động trong việc hỏi chồng, cưới chồng. Con cái sinh ra nhận bên “mẹ” làm nội. Người mẹ có quyền quyết định đối với các con, người đàn bà lớn tuổi nhất trong gia đình có quyền quyết định hết thảy công việc trong gia đình, dòng họ. Tuy đàn ông thực tế có vai trò chính trong lao động sản xuất nhưng chủ gia đình luôn là người đàn bà cao tuổi. Người quản lý tài sản, nhà cửa, ruộng vườn… là người vợ. Phong tục người Chăm qui định con theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ. Chỉ có con gái được thừa kế tài sản, đặc biệt người con gái út phải nuôi dưỡng cha mẹ già nên được phần chia tài sản nhiều hơn các chị. Trong trường hợp hai vợ chồng ly hôn, tất cả con cái đều ở với mẹ. Gia sản chung của hai vợ chồng đều giao lại cho vợ quản lý và giao lại cho người con gái trong gia đình. Người đàn ông ra đi với hai bàn tay trắng. Mẫu Hệ Chăm Trong Thời Đại Mới NXB Bình Thuận 2001 Bố Xuân Hổ 54 Trang File PDF-SCAN Link download https://thuvienninhthuan.vn/chi-tiet-tai-lieu-so-4580.html https://drive.google.com/file/d/1q2Ii3qk1R9ZgaLz6A_4aKgNqk7QrWhE5https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1