Mỡi Mường (NXB Khoa Học Xã Hội 2015) - Bùi Văn Nợi, 127 Trang

Discussion in 'Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam' started by duytam, Apr 3, 2017.

  1. duytam

    duytam Member

    upload_2024-8-4_23-39-59.png
    Mỡi là một hiện tượng văn hóa tâm linh khá đặc sắc và kì bí của dân tộc Mường. Để lí giải đầy đủ về hiện tượng này, cần có nhiều sự đầu tư về thời gian và công sức. Với thời gian và sự tiếp cận còn hạn chế, người viết gặp không ít khó khăn. Tại vùng văn hoá cổ mường Bi, mỡi và mo có quan hệ mật thiết. Tại nhà một ông mo cổ nhất vùng, cạnh bên trên bàn thờ mo là bàn thờ mới. Cùng dòng mo có thêm vua mỡi. Các vua mỡi khác trong vùng đều lấy tổ sư từ dòng mo này. Về đẳng cấp truyền thống, mỡi cao hơn mo, người mỡi được gọi là “vua”, còn người mo chỉ được gọi là ông mo hoặc thầy mo. Muốn trở thành thầy mo, phải học mo. Người có gốc gác mo còn gọi là có “thốl thăm” hay có “nổ” nghĩa là có hồn tổ sư, thì học ngay với cha ông mình. Người không có gốc gác phải tầm sư học đạo, tìm thầy và tôn họ làm tiên sư. Còn mỡi truyền thống thì không phải học. Hồn mới sẽ tự nhiên ám vào.
    • Mỡi Mường
    • NXB Khoa Học Xã Hội 2015
    • Bùi Văn Nợi
    • 127 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1ilKB9wmjuR0w26DcAvKy7T3B8-MPtAey
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Aug 4, 2024

Share This Page