Một Số Vấn Đề Khảo Cổ Học Ở Miền Nam Việt Nam Tập 3 (NXB Khoa Học Xã Hội 2008) - Nhiều Tác Giả

Discussion in 'Khảo Cổ Học' started by nhandang123, Jul 3, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    [​IMG]
    Cuối năm 1944, từ sự phát hiện tự phát của nhân dân địa phương trước đó, nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đã tiến hành khai quật khu di tích văn hóa Óc Eo tại địa điểm Gò Óc Eo trên cánh đồng phía Đông và Đông Nam núi Ba Thê, nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Đây là cuộc khai quật khảo cổ học có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu khảo cổ học về một nền văn hóa khảo cổ mới được phát hiện ở An Giang và đồng bằng Nam Bộ với tên gọi Văn hóa Óc Eo.
    Thành tựu khảo cổ học qua 65 năm nghiên cứu văn hóa Óc Eo đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử thời Tiền sử và Sơ sử từ những năm trước Công nguyên, cũng như nhiều vấn đề khác thuộc thời kỳ hậu văn hóa Óc Eo và thời kỳ cận đại sau này của vùng đất Nam bộ, khi cư dân người Việt vào đây khai phá và định cư. Ấn phẩm:”Kỷ yếu hội thảo văn hóa Óc Eo nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích” tập hợp bài viết của các tác giả về những thành tựu nghiên cứu văn hóa Óc Eo và khảo cổ học ở vùng đất Nam bộ thời gian qua, giúp cho bạn đọc từng bước nhận thức được toàn bộ diện mạo lịch sử và cư dân của đồng bằng sông Cửu Long.
    • Một Số Vấn Đề Khảo Cổ Học Ở Miền Nam Việt Nam Tập 3
    • NXB Khoa Học Xã Hội 2008
    • Nhiều Tác Giả
    • 481 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    http://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=159536
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Oct 28, 2019
    admin likes this.

Share This Page