Nhà thơ Bàn Tài Đoàn (1913-2007) tên thật là Bàn Tài Tuyên, dân tộc Dao Tiền, sinh ngày 28-9-1913, tại bản Sí Kèng, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1944, tại khu rừng dưới chân núi Slam Cao-rừng Trần Hưng Đạo, chàng trai Bàn Tài Tuyên đã được giác ngộ cách mạng, tham gia công tác tuyên truyền. Vốn được học một chút chữ Nôm Dao, lại được các anh dạy cho chữ Quốc ngữ, nên Bàn Tài Tuyên thường làm thơ để tuyên truyền cho thanh niên người Dao với bút danh là Bàn Tài Đoàn. Ông có lần nói: “Nếu không có Đảng, không có Bác Hồ thì người Dao không thể thoát nghèo, Bàn Tài Tuyên không thể làm thơ và trở thành Bàn Tài Đoàn!”. Và ông lại nói: “Làm được một bài thơ hay mà đọc ra nhân dân chẳng thích thì thật là vô nghĩa!”. Trong cuộc đời làm thơ của mình, Bàn Tài Đoàn đã xuất bản hơn chục tập thơ, đó là: Muối của Cụ Hồ (1960), Có mắt thấy đường đi (1962), Xuân về trên núi (1963), Một giấc mơ (1964), Kể chuyện đời (1968), Tháng Tám đổi mới (1971), Rừng xanh (1973), Sáng cả hai miền (1975), Gửi đồng bào Dao (1979), Nơi ta ở (1979), Bước đường tôi đi (1985), Tìm bạn rừng (1990), Bó đuốc sáng (2002)… Ngoài ra, thơ ông còn được chọn in chung trong nhiều tuyển tập. Bàn Tài Đoàn là một trong những nhà thơ người dân tộc thiểu số đầu tiên của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Bàn Tài Đoàn trong sáng, hồn hậu như suy nghĩ thủy chung của người dân Nguyên Bình quê ông. Đọc thơ ông, thấy quê hương hiện ra vừa thiêng liêng, vừa gần gũi Muối Của Cụ Hồ (tập thơ) NXB Văn Học 1960 Bàn Tài Đoàn 78 Trang File PDF-SCAN Link download http://thuvienbinhduong.org.vn/Default.aspx?ModuleId=2004 https://drive.google.com/file/d/17X3pc6xUM-mMcneTrxPLWMg8jVW6PALBhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1