Loạn 12 sứ quân (chữ Hán: 十二使君之亂; Thập nhị sứ quân chi loạn), hay còn gọi là Thập nhị sứ quân tranh trưởng (十二使君爭長)[1], là một giai đoạn nội chiến và loạn lạc trong lịch sử Việt Nam mà đỉnh điểm của nó xen giữa thời kỳ nhà Ngô và nhà Đinh, được chép trong phần Bản kỷ Ngô Sứ quân Ngô Xương Xí. Cuộc loạn lạc này có nguyên nhân sâu xa từ quá trình phân hóa xã hội thời Bắc thuộc, dẫn đến việc xuất hiện tầng lớp thổ hào, quan lại có thế lực mạnh về kinh tế, chính trị và tạo ra sự phân tán cát cứ.[2] Thực chất của cuộc nội chiến này là việc đấu tranh giành quyền lực tối cao trên đất Tĩnh Hải quân của các thủ lĩnh địa phương khi nhà Đường suy yếu, người Việt có cơ hội đứng lên tranh giành quyền lãnh đạo. Giai đoạn này có mầm mống từ đầu thế kỷ X và có cơ hội phát triển mạnh từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng, thậm chí xưng Vương và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Giai đoạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944 - 968) và kết thúc khi Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử. Mười Hai Sứ Quân Tập 2 NXB Văn Học 2003 Vũ Ngọc Đĩnh 935 Trang File PDF_SCAN Link Download http://nitroflare.com/view/D40D16A30C4D62C/https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1