Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội, tôn giáo được coi là ngành khoa học gây nhiều tranh luận nhất. Mọi tổ chức xã hội cùng các trường phái học thuật đại diện cho họ đều đưa ra hàng loạt định nghĩa về tôn giáo. Trong giới học thuật phương Tây hiện nay có những nhân vật đáng chú ý là: J.G.Frech cho rằng, tôn giáo "như mọi người nhận thức, là một thứ quyền lực cao hơn con người để mưu cầu điều thiện, quyền lực đó được tôn sùng là lực lượng chi phối tự nhiên và đời sống con người"; Spencer cho rằng, tôn giáo là tín ngưỡng về một lực lượng nào đó vượt lên trên sự nhận thức của con người; Makhơta nhấn mạnh, tôn giáo là sự mưu cầu của nhân sinh đối với điều thiện, là một loại tình cảm của con người mong muốn có sự hài hòa với vũ trụ. Một số nhà thần học Cơ đốc giáo còn khái quát thành "mối quan hệ qua lại giữa người và thần". Nhưng trong tổ chức mang danh nghĩa là chủ nghĩa Mác lại có những tổ chức mang danh nghĩa là chủ nghĩa Mác lại có những cách nhìn khác biệt, thậm chí đối lập về tôn giáo. Plêkhanốp cho rằng, tôn giáo là "hệ thống nghiêm ngặt, hoặc ít hoặc nhiều, của mọi quan niệm, tình cảm, hành động". Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới NXB Chính Trị 1999 Hoàng Tâm Xuyên 852 Trang File PDF-SCAN Link Download https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/91965 https://drive.google.com/file/d/1USP3EWlSUq2f0G2muW_9twYnaurRVAH8https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1