Mỹ Thuật Và Nghệ Sĩ (NXB Tổng Hợp 1992) - Nguyễn Phi Hoanh, 463 Trang

Discussion in 'Nghệ Thuật Mỹ Thuật' started by admin, Mar 19, 2016.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-4-28_14-21-35.png
    Quyển Mỹ thuật và Nghệ sĩ bao gồm XXI Chương. Chương I. Nguồn góc nghệ thuật tạo hình, lăng mộ các vua Pha-ra-ông và đền thờ Ai Cập cổ, điêu khắc Ai Cập cổ, hình chạm nổi của Át-xy-ri, Đền vua ở Nốt-sốt trên đảo Cơ-re-tơ. Chương II. Bước tiến lên của nền mỹ thuật Hy Lạp thời cổ điển Hy Lạp, đền Pác-tê-nông, đỉnh cao của mỹ thuật Hy Lạp, nghệ thuật tạo hình thời Hy Lạp ngữ, những sáng tạo của kiến trúc La Mã. Chương III. Nghệ thuật By-dăng-tanh, mỹ thuật Hồi Giáo, nhà thờ Rô-măn và Gô-tít, điêu khắc & hội họa Rô-măn và Gô-tít. Chương IV. Những tiền bối thời phục hưng ở Ý. Anh em Văn-éc (Van eyck) và sự sáng chế sơn dầu, những phát minh quan trọng về mỹ thuật thời tiền phục hưng. Chương V. Trí tuệ vĩ đại của Lê-ô-na Đơ Vanh-xi, tài nghệ kỳ diệu của Mi-ken-lăng-giơ. Nghệ thuật trác tuyệt của Ra-pha-en, cái đẹp duyên dáng của nhân vật tranh Cô-re-giơ. Ti-si-ên và trường phái hội họa Vơ-ni-dơ. Chương VI. An-be Đuy-rơ và phục hưng ở Đức, đồ xứ Xắc-xơ, Béc-nanh (Bernin) và nghệ thuật Ba-rốt-cơ, nghệ thuật phong phú của Ruy-ben-xơ, tranh chân dung của Phơ-răng Hôn. ChươngVII. Sự trưởng thành của trường phái mỹ thuật Tây Ban Nha. Con Mắt Tinh Anh của VÊ-LÁT-SKE, nghệ sĩ khắc đồng Giắc-Cơ Ca-lô, mỹ thuật Véc-xay của Pháp. Chương VII. Goi-da, người vẽ xã hội Tây Ban Nha. Oát-tô và tranh vui trẻ, Sác-đanh và những họa sĩ tiêu biểu của Pháp thế kỷ XVIII, sau Oát-tô, sự hình thành trường phái hội họa nước Anh. Chương IX. Sự Âu hóa mỹ thuật Nga, thời mỹ thuật quốc gia Nga trưởng thành. Đa-vít, Anh-cơ-rơ và trường phái tân cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn trong hội họa Pháp. Chương X. Chủ nghĩa thực dân cuốc-be, họa phái ấn tượng, vai trò của Ma-nê trong hội họa. Chương XI. Phản ứng chống ấn tượng. Chương XII. Họa sĩ theo truyền thống chân phương. Chương XIII. Nghệ sĩ lớn của đồ họa Pháp thế kỷ XIX. Chương XIV. Những nhà điêu khắc lớn của nước Pháp thời cận và hiện đại. Chương XV. Các trường phái mỹ thuật Âu châu thế kỷ XIX, ngoài nước Pháp. Chương XVI. Picatso và các trường phái mỹ thuật “Tân Kỳ”, những trường Phái Phi hiện thực, chủ nghĩa “Lập thể”, chủ nghĩa tương lai, trường phái Đa-đa, chủ nghĩa siêu thực. Chương XVII. Nguồn góc của nền mỹ thuật lớn Ấn Độ, nguồn cảm hứng vô tận của nghệ thuật Ấn Độ, vai trò phật giáo trong nền mỹ thuật Ấn Độ, thời hưng thịnh của Phật Giáo. Chương XVIII. Vạn lý trường thành và kiến trúc cổ Trung Quốc. Những mộ Hán và điêu khắc Hán, nền hội họa dân tộc Trung Quốc. Chương XIX. Sự hình thành & trưởng thành nền mỹ thuật dân tộc Nhật, một nền mỹ thuật bình dân: tranh khắc gỗ Nhật, mỹ thuật cận và hiện đại Nhật. Chương XX. Kiến trúc Campuchia thời cổ và Đền Ăng-ko-vat. Đền Bô-rô-bu-đua của In-đô-ne-sia, văn hóa Đông-sơn và trống đồng Lạc-Việt. Chương XXI. Nền mỹ thuật lâu đời của Mê-xi-cô. Mỹ thuật Hoa Kỳ và phim hoạt họa của Đi-xna. Điêu khắc Y-phê, Bê-nanh và mỹ thuật của các dân tộc châu Phi da đen.
    • Mỹ Thuật Và Nghệ Sĩ
    • NXB Tổng Hợp 1992
    • Nguyễn Phi Hoanh
    • 463 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/1rbwMcZnr-rl5h7E150oefS0lP5gwGXI9
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Mar 28, 2024

Share This Page