Nam Cao (1917-1951) là một tài năng lớn, một cây bút hiện thực xuất sắc đã góp phần đáng quý vào quá trình cách tân và hiện đại hóa nền văn xuôi quốc ngữ. Ông là một trong số những nhà văn có vị trí vững vàng, ổn định và có tầm quan trọng trong nền văn học sử dân tộc. Chỉ với mười lăm năm cầm bút (1936-1951), nhà văn liệt sĩ Nam Cao đã để lại một sự nghiệp văn chương tuy không thật đồ sộ về khối lượng nhưng lại luôn ẩn chứa một sức sống khỏe khoắn, bền lâu của một giá trị văn chương đích thực, có sức vượt lên trên “các bờ cõi và giới hạn”, tìm đến được sự tri kỷ tri âm và tạo được sự ám ảnh kỳ lạ đối với nhiều thế hệ công chúng. Đối với văn chương bằng một quan niệm nghệ thuật nghiêm túc, sâu sắc và tiến bộ “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”; “Một tác phẩm thật có giá trị… phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó là cho người gần người hơn” (Đời thừa). Suốt đời văn của ông, Nam Cao đã gắn ngòi bút mình, sự nghiệp văn chương của mình với cuộc đời. Khơi từ những tầng vỉa sâu sa của đời sống “những nguồn chưa ai khơi”, bằng tài năng, tâm huyết và sự say mê đầy trách nhiệm của một trái tim lớn, một người nghệ sĩ lớn luôn thức đập với những buồn vui, đau khổ của con người, của cuộc đời, Nam Cao đã tạo dựng được một văn nghiệp lớn, với những tác phẩm nổi tiếng: Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa rồi Đôi mắt, Sống Mòn… và những điển hình bất hủ từ những người nông dân bị đày đọa, bị tha hóa ở chốn nhà quê xơ xác: Chí Phèo, Thị Nở, lão Hạc… đến những trí thức như Điền, như Hộ, như thứ… đang “chết mòn” ở chốn thị thành. “Không nói những cái người ta đã nói, không tả theo lối người ta đã tả, ông đã dám bước vào làng văn với những cạnh sắc riêng của mình” (Lê Văn Trương). Nhờ thế Nam Cao đã để lại được dấu ấn sâu đậm riêng trong văn học dân tộc. Nam Cao Nhà Văn Hiện Thực Xuất Sắc NXB Văn Hóa Thông Tin 2000 Phương Ngân 576 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1VcVs5K9sepwlrjSXFYG_DdN1KL50KcVbhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1