Trên Nam kỳ tuần báo ngày 30.3.1944, tác giả N.K.T.B còn cho biết: “Địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn” - tên cơ quan cai trị được lập ra trong chỉ dụ và nghị định của quan toàn quyền năm 1931 và 1941, gồm trọn địa phận hai châu thành cũ là Sài Gòn và Chợ Lớn. Đến năm 1944, lại mở rộng thêm ra mấy làng ở tỉnh Gia Định, trong vòng từ Thị Nghè xuống kinh Thanh Đa, qua cầu Bình Lợi, chạy theo đường xe lửa tới xóm Thơm, tẻ lên xóm Thuốc rồi dọc theo đường xe điện Hóc Môn lên gần tới An Hội, tẻ qua Tham Lương và giáp tới ranh Châu Thành Chợ Lớn đã định trước. Ở phía nam, thì gồm mấy làng thuộc tỉnh Gia Định, bắt đầu từ cầu Tân Thuận Đông chạy dài theo sông Sài Gòn xuống tới Nhà Bè rồi tẻ qua rạch Ông Lớn (còn có tên là Đại Phong - ranh giới giữa Q.7 và Q.8 bây giờ). Ngày xưa khu vực này hai bên rạch có nhiều ong mật nên người dân thường lấy mật mang ra buôn bán tại cầu Mật (nay thuộc Q.8). Nam Kỳ Khảo Lược Tập 2 NXB Thuận Hóa 2019 Trần Thành Trung 516 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1U_JU2yZHehwpFSyY7dC5TPeWiB6cUgxbhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1