Hà Nội là trái tim của cả nước Việt Nam, một thủ đô đã tồn tại và trải qua hơn 1000 năm với nhiều biến động trong lịch sử. Với vai trò là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam cũng như của cả miền Bắc, Hà Nội xứng đáng là thủ đô nghìn năm văn hiến, đời đời bền vững trong lòng của người dân Việt Nam. Hà Nội có diện tích lớn thứ hai ở Việt Nam và số dân chỉ xếp sau thành phố Hồ Chí Minh. Nằm giữa vùng đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa ngay từ những buổi đầu khai thiên lập quốc của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của triều nhà Lý, quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và xây dựng nên kinh đô mới ở vùng đất này. Tương truyền khi thuyền rồng của nhà vua về đến gần thành Đại La thì thấy một con rồng bay vút lên như hân hoan chào đón nghinh vua nên cái tên Thăng Long (nghĩa là rồng bay lên) được nhà vua đặt lại cho thành Đại La. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay. Ngàn Năm Văn Hóa Đất Thăng Long NXB Lao Động 2004 Hồ Phương Lan 431 Trang File PDF-SCAN Link Download http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/14600https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1