Trong nghệ thuật, hình như có hai luồng suy nghĩ; Hoặc là nghệ thuật nhất thiết phải có tính dân tộc, hoặc là điều ấy không còn cần thiết nữa khi thế giới đang được san phẳng, chỉ có một thứ duy nhất là nghệ thuật của các nghệ sỹ thế giới. Ý nghĩ đầu xuất phát từ trong thời đại thông tin và toàn cầu hoá, việc có một sân chơi chung và bình đẳng về công nghệ và kinh tế là cần thiết, nhưng nghệ thuật vẫn mang sắc thái đặc thù vùng miền và dân tộc, các quốc gia đem đến ngôi nhà chung thế giới những sản phẩm văn hoá đặc sắc của dân tộc mình. Ý nghĩ sau cho rằng, chúng ta cùng nói tiếng Anh, tiêu chung một đồng tiền mạnh, không cần một sản phẩm đặc chủng. Ở đâu cũng có sông có núi, có nhà cửa, con người. Nay tôi ở Pháp, mai ở Mỹ, ngày kia sang Trung Quốc, gọi tôi là người gì cũng được. Vả lại suy tôn tính đặc thù cũng dễ dẫn đến xung đột sắc tộc và tôn giáo, hoặc chí ít là tính hẹp hòi dân tộc. Tính cô lập về địa lý, sự chậm tiến về công nghệ trong hàng trăm, hàng nghìn năm dẫn đến những nền văn hoá bản đại đặc trưng, nay bị thay thế bởi tốc độ và thông tin, cất di sản đặc trưng vào trong bảo tàng. Nghệ Thuật Ngày Thường NXB Phụ Nữ 2008 Phan Cẩm Thượng 577 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1uC9Lpl2zoOiwnxInWOek92LG3MYHDn2Vhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1