Ta có thể nói rằng một tác phẩm nghệ thuật, ở một mức độ nào đó, luôn phô bày vẻ hùng biện về hình thức trong phương diện tạo hình của nó, và vì vậy mà ta cần hiểu rằng chỉ cần Hình không thôi cũng đã lay động được ta rồi. Tuy nhiên, tôi thấy không thể tách rời vẻ hùng biện về hình thức hoặc tạo hình của một tác phẩm với bản chất nội dung tưởng tượng của nó. Bởi lẽ Hình là gì, nếu không phải là cái hình thù mà nội dung đã chọn làm hình hài của nó trong tác phẩm? Chính nhờ cái hình hài ấy mà ta nhận ra người nghệ sỹ cũng có mặt trong tác phẩm; nó là cái hình của tâm trạng họ, viễn ảnh tiên tri của họ, những thấu thị trực giác của họ, hy vọng của họ, nỗi khắc khoải và niềm vui của họ. “Nếu anh thấy những câu hỏi và nỗ lực giải đáp trong sách của tôi là chính đáng ở Việt Nam, thì tôi tin rằng tâm thức của người Việt vẫn còn chưa bị xa lạ với hiện thực đến mức tự coi mình chỉ là một ngẫu nhiên phi lý, hoặc chưa “tiến hóa” đến mức thấy mình là một đấng thượng tôn toàn năng; và nghệ thuật Việt Nam vẫn có cơ hội tránh thoát những năng lượng tiêu cực đã và đang chi phối nghệ thuật đương đại”. (Graham Collier – trong cuộc trò chuyện với dịch giả Trịnh Lữ) Nghệ Thuật Và Tâm Thức Sáng Tạo NXB Dân Trí 2019 Graham Collier Dịch giả: Trịnh Lữ 324 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1aiLfsTZ95CUu5uHS9bzLLzDktTNxMpUzhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1