Nghi Lễ Của Người Trung Hoa (NXB Thanh Hóa 2007) - Nhân Văn, 393 Trang

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by quanh.bv, Mar 14, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghi Lễ Của Người Trung Hoa
    NXB Thanh Hóa 2007
    Nhân Văn
    393 Trang
    Người Trung Hoa luôn quan niệm: "trời không mây sẽ không mưa, người ta không có mai mối thì không thành thân", "mối lành cưới tốt" hoặc "ba mối sáu chứng"... Bà mai là người có ảnh hưởng rất lớn trong những cuộc hôn nhân truyền thống. Gái trai đôi bên cần phải được sự đồng lòng của bà mai mới có thể kết thân. Bà mai chủ động lo liệu việc "nối cầu" giữa đôi bên đàng trai đàng gái, cũng có thể nói là "nhận sự ủy thác" trong hôn nhân, việc hệ trọng của đời người.​
    Trước đây, bà mai được xem như trụ cột trong việc kết thân giữa trai gái đôi bên. Bà sẽ thu được một số tiền lớn gọi là "trả lệ bà mai". Số tiền này thường là do bên đàng trai cho, nếu người con trai ở rể, đàng gái sẽ lo việc này. Trước ngày thành thân, các đồ sính lễ như gà, vịt, heo, quần áo, vải vóc... được nhà trai đưa đến nhà bà mai. Qua ngày hôm sau, bà mai phải đến nhà chú rể để hướng dẫn việc đón dâu, gọi là "khải mai". Số tiền trả lễ bà mai là nhiều ít tuỳ thuộc vào gia cảnh của nhà trai hoặc nhà gái, phải dùng giấy đỏ bao lại gọi la "bao đỏ" hay "phong bì".
    Thời xưa, người con gái luôn ở tình trạng "cửa lớn không ra, cửa nhỏ không vào", thường xuyên nhốt mình ở khuê phòng, ít khi ra ngoài. Sau khi được bà mai làm mối, đàng trai thường có ý định "xem mặt" cô dâu tương lai. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của đàng trai dưới sự dẫn dắt của bà mai đến nhà đàng gái để thăm hỏi được gọi là "lễ gặp mặt" hay "lễ ra mắt".
    Ngày giờ của buổi lễ này thường do nhà trai quyết định, bà mai lập tức thông báo cho gia trưởng bên đàng gái, đồng thời đôi bên phải lo chuẩn bị thật tươm tất mọi việc. Đàng trai đem theo một ít lễ vật tới đàng gái, không cần nhiều lắm, chỉ là đủ để bày tỏ tâm ý, làm cho cha mẹ bên đàng gái vui lòng. Cô dâu và chú rể tương lai ăn mặc, trang điểm gọn gàng để có được cảm tình của nhau. Sự chân thành trong tiếp đón của nhà gái được coi là sự chấp nhận. Còn nếu như họ có vẻ miễn cưỡng, lạnh nhạt, có ý để đàng trai bỏ về, coi như hôn sự không thành.
    Người Trung Quốc là một dân tộc có tính lịch thiệp, chuyện thoái hôn sẽ không được nói trắng ra trực tiếp giữa hai bên, mà do sự thăm dò ý thông qua bà mối...
    Mục Lục:
    Chương 1: Tập tục hôn khánh và văn thư
    Tập tục hôn khánh truyền thống
    Nghi lễ hôn khánh hiện đại
    Hôn khánh văn thư.
    Chương 2: Văn thư và tập tục mai táng
    Tục lễ mai táng truyền thống
    Nghi lễ mai táng thời hiện đại
    Cách viết văn thư mai táng.
    Chương 3: Văn thư và tập tục thọ đán
    Tục lễ thọ đán anh ấu nhi
    Tục lễ thọ đán thành nhân
    Tả tác văn thư thọ đán.
    Chương 4: Văn thư và tập tục khánh điện
    Văn thư tương quan và khánh điện.
    Chương 5: Văn thư và tập tục tiết nhật
    Tập tục và tiết Nhật.
    Chương 6: Nghi lễ xã giao dân gian
    Lễ nghi giao tế.
    Link Download
    eBook có trong tuyển tập DVD Văn Hóa & Dân Tộc

    http://tvdt.langson.gov.vn/DataFile/66488.pdf

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page