Nghi Thức Tang Lễ Và Văn Khấn Truyền Thống (NXB Hà Nội 2007) - Trương Thìn, 204 Trang

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by quanh.bv, Mar 9, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghi Thức Tang Lễ Và Văn Khấn Truyền Thống
    NXB Hà Nội 2007
    Trương Thìn
    204 Trang
    Trong đời sống tâm linh của mình, người Việt có những quan niệm và nghi lễ riêng cho người chết: Người chết nghĩa là đi về thế giới bên kia, đó là về cõi âm – là cõi vĩnh hằng của con người. Không phải là đi sang cõi âm, mà là về cõi âm. Về - từ này hàm nghĩa một sự trở về và là trở về nơi gốc gác của con người, “sống gửi thác về”. Dù quan niệm nơi cư ngụ của con người sau khi chết là ở đâu chăng nữa, người Việt bao giờ cũng dùng từ “về” để chỉ sự trở về của con người khi sự sống kết thúc. Người Việt tin rằng chết không phải là hết, mà là bước sang một cuộc đời khác, và ở đó người ta phải tiếp nhận hiệu quả của cuộc đời trước đó do bản thân mình tạo ra. Vì thế, trong cuộc đời người ta thường muốn sống tử tế với nhau hơn. Đó là tính nhân bản – và cũng chính là mảnh đất nuôi dưỡng mọi thứ tôn giáo trên thế giới này.
    Xuất phát từ đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam “nghĩa tử là nghĩa tận” nên mỗi khi có người thân qua đời dù là mới lọt lòng hay đã ở tuổi thượng thượng thọ, những người trong tang quyến đều xúc động, xót thương vì đây là nghĩa tình gia tộc “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, là sự mất mát không thể bù đắp được. Đối với bà con xóm giềng, hàng phố, bạn hữu gần xa là sự kiện có tác động sâu sắc đến tình cảm của mỗi người.
    Cái chết của con người là sự đoạn tuyệt với các mối quan hệ trong xã hội gây ra nỗi đau buồn thương tiếc của những người thân yêu ruột thịt, đối với hàng xóm láng giềng, bè bạn… Chính vì vậy, việc tang được đặt trong lĩnh vực tư tưởng và tình cảm, nhằm thoả mãn nhu cầu của những người sống đối với người chết trong giờ phút vĩnh biệt.
    Trong đời sống tâm linh của người Việt, quan niệm về cái chết rất thiêng liêng. Ông cha ta đã dùng nhiều danh từ văn hoa để chỉ cái chết: hai mươi năm về già, về chầu tổ, mãn phần, đi xa…
    Ngày nay, nhiều lễ nghi đã được giản tiện, phù hợp với hoàn cảnh sống của thực tế xã hội, đặc biệt là ở các đô thị và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, một số những nghi lễ chính có ý nghĩa quan trọng, nhân dân ta vẫn còn giữ và áp dụng. Vì tinh thần báo hiếu vẫn luôn là vấn đề thiết yếu trong đời sống con người Việt Nam, được đặt lên hàng đầu, nên khi cha mẹ chết ai cũng muốn lo cho đủ lễ và chu tất.
    Thực tế hiện nay khi có người qua đời, ngay trong gia đình, quan niệm về nghi thức việc tang cũng chưa thống nhất. Vì vậy, trong nhà khi có người “nằm xuống” thì lúng túng, không biết phải làm gì trước, làm gì sau, cái gì là hủ tục phải bỏ, cái gì là tập quán truyền thống phải giữ…
    Hy vọng cuốn sách sẽ góp phần vào việc bồi đắp cho phong tục nước nhà ngày thêm thuần hậu, nhắm giúp cho việc tang lễ dần dần đi vào hoàn chỉnh và ổn định.
    Link Download
    eBook có trong tuyển tập DVD Văn Hóa & Dân Tộc
    http://tvdt.langson.gov.vn/DataFile/58527.pdf

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page