Nghiên Cứu Địa Bạ Triều Nguyễn: Bình Định Tập 1 - Nguyễn Đình Đầu, 538 Trang

Discussion in 'Lịch Sử, Địa Lý' started by admin, Nov 12, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Mỗi địa bạ là một đơn vị hành chính độc lập thường là xã hoặc thôn cũng có khi là ấp, giáp, phường hay trại… Triều Nguyễn cũng quy định rõ cách thức làm sổ và các yếu tố kê khai bắt buộc.
    Địa bạ là loại sổ ghi chép, thống kê về ruộng đất của các làng, xã trên cơ sở sự khám đạc và xác nhận của chính quyền. Mục đích lập Địa bạ là để quản lý ruộng đất, thu tô thuế, vạch định ranh giới giữa các đơn vị hành chính và tránh sự tranh chấp ruộng đất. Vua Minh Mệnh đã từng nhấn mạnh việc lập Địa bạ là để “vạch rõ bờ cõi cho hết mối tranh giành” (1). Trong lịch sử, các nhà nước phong kiến Việt Nam, để thiết lập quyền cai trị trên lãnh thổ của mình thì việc đầu tiên là phải quản lý dân số và đất đai bằng việc lập hai loại sổ là “sổ đinh” và “sổ điền”. Việc này đã được các đời nối tiếp noi theo.

    Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: Nhân Tông năm Quang Hựu thứ 8 (1092) triều Lý “định sổ ruộng, thu tô mỗi mẫu 3 thăng” (2). Quang Thái năm thứ 6 (1393) đời Trần Thuận Tông “ra lệnh cho những người có ruộng phải khai báo số mẫu ruộng… Lại lệnh cho dân phải nêu rõ họ tên cắm ở trên ruộng. Quan lộ, phủ, châu, huyện cùng khám xét, đo đạc, lập thành sổ sách, 5 năm mới xong. Ruộng nào không có giấy khai báo hay cam kết thì lấy làm quan điền” (3). Triều Lê, sau khi chiến thắng quân Minh giành độc lập, vua Lê Thái Tổ lên ngôi, tháng 11 năm Thuận Thiên thứ 1 (1428) đã sai “làm sổ ruộng đất, sổ hộ tịch” (4). Sau đó, đời vua Lê Thánh Tông trong bộ Quốc triều hình luật, bộ luật chính thống của nhà Lê, tại điều 347 chương Điền sản cũng quy định rõ “4 năm làm lại điền bạ một lần” (5).
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Apr 27, 2014

Share This Page