Ngoại Giao Đại Việt (NXB Công An 2000) - Lưu Văn Lợi, 347 Trang

Discussion in 'Ngoại Giao' started by YenHong, Dec 15, 2020.

  1. YenHong

    YenHong Member

    [​IMG]
    Người Việt Nam tự hào ông cha mình không những đánh giặc giỏi mà ngoại giao cũng tài. Cho đến nay đã có một số nhà nghiên cứu viết vấn đề ông cha ta làm ngoại giao nhưng theo chỗ chúng tôi biết, chưa có công trình nào được xuất bản và các công trình đó đều nhìn từ góc độ sử là chính, chưa đi vào khía cạnh ngoại giao. Với tấm lòng tri ân và ngưỡng mộ ông cha, chúng tôi mạnh dạn đề cập vấn đề ngoại giao của nước ta từ thời Lý Trần đến thời Tây Sơn. Trong suối chín trăm năm đó, nhiều triều đại đã nối tiếp nhau, đất nước đã nhiều lần đổi quốc hiệu. Tại sao lại nói sử ngoại giao Đại Việt?
    Đúng là nước ta đã đổi quốc hiệu nhiều lần Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang, Lý Nam Đế gọi nước là Vạn Xuân, Đinh Tiên Hoàng đổi là Đại Cồ Việt, Lý Thánh Tông đổi lại là Đại Việt. Nhà Tống gọi nước ta là An Nam quốc . Trong 15 năm tam chiếm nước ta, nhà Minh bỏ tên Đại Ngu của Hồ Quý Ly và gọi nước ta là Giao Chỉ. Sau khi đánh đuổi được quân Minh, Lê Lợi gọi nước là Đại Việt và từ đó đến hết đời Tây Sơn ta vẫn dùng hai chữ An Nam đối với Trung Quốc nhưng trong nước vẫn gọi là Đại Việt. Từ đời Nguyễn, nước ta gọi là Việt Nam rồi Đại Nam. Từ đầu nhà Nguyễn ngoại giao của ta do Pháp đảm nhiệm. Như vậy ngoại giao cổ truyền của Việt Nam là ngoại giao của kỷ nguyên tự trị từ Ngô, Đinh đền Tây Sơn. Hai chữ Đại Việt tiêu biểu cho hùng khí của thời kỳ này và ngoại giao của thời kỳ này đáng gọi là ngoại giao Đại Việt.
    • Ngoại Giao Đại Việt
    • NXB Công An 2000
    • Lưu Văn Lợi
    • 347 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=90604
    https://drive.google.com/file/d/1L1-aNrpfwW0NxlVIa22po5P5CX0ZDbnW
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: May 1, 2022

Share This Page