Ngôi Thờ Đức Chí Tôn (Quý Sửu 1973) - Trần Văn Rạng, 174 Trang

Discussion in 'Địa Chí Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh' started by quanh.bv, Nov 3, 2014.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Ngôi Thờ Đức Chí Tôn
    Quý Sửu 1973
    Trần Văn Rạng
    174 Trang
    Thờ quả Càn Khôn là thờ Trời Đất. Càn (Trời) trên Khôn (Đất) dưới là quẻ Bĩ biểu tượng thời Mạt Pháp. Nhưng tượng truyện viết: “Đại nhân chi cát, vị chính đáng dã”. Nghĩa là Đấng Chí Tôn lòng lành vời ngôi vị chính đáng nên làm tắt cuộc bĩ vận trên thế giới.
    Trong Kinh Dịch quẻ Bĩ được cấu thành ba hào dương ở trên và ba hào âm ở dưới gọi là Thiên Địa Bĩ tức bế tắc mạt kiếp. Thế thường càn vi Thiên là Trời, Khôn vi Địa là đất. Trời đặt ở trên, đất ở dưới là thuận lý sao gọi là Bĩ? Do âm dương không giao hoà và không tương hợp nên bế tắc.
    Theo Đức Lão Tử trong Đạo Đức Kinh thì vạn vật lấy âm bọc dương (lúc đó mới Thái). Bởi lẽ khí dương nóng nhẹ dễ phát tán phải được khí âm nuôi dưỡng thành tượng thì khí dương mới có thể xuất lộ độc lập. Thế nên, Đạo phải cần được bao bọc nuôi nấng bởi đức, mà đức chỉ có thể trưởng thành được khi vào Ngôi Thờ Chí Tôn mà tu niệm. Nhờ đó mới có thể đảo ngược Bĩ thành Thái (lớn, thông suốt) tức Khôn trên Càn dưới mà tạo đời Thánh Đức.
    Nói rõ hơn Khôn ở trên (tượng tín hữu) giữ khí đức. Càn ở dưới (tượng Hội Thánh) mà lập ngôi. Ngôi được khí đức nâng đỡ thì thái hoà bền vững (tức Thái). Như thế muốn hạnh thông phải thực hành lời dạy của Đức Chí Tôn là “Thương yêu”.

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page