Ngôn Ngữ Học Xã Hội-Những Vấn Đề Cơ Bản (NXB Khoa Học Xã Hội 1999) - Nguyễn Văn Khang, 346 Trang

Discussion in 'Ngôn Ngữ Học' started by mautuan, Mar 6, 2020.

  1. mautuan

    mautuan Member

    upload_2022-12-17_18-1-31.png
    ở Việt Nam, những vấn đề về ngôn ngữ học xã hội đã được đề cập tới trong những nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước (chẳng hạn, chủ trương truyền bá chữ quốc ngữ, xoá nạn mù chữ, chuẩn hoá tiếng Việt và chữ quốc ngữ, đặt chữ viết và giáo dục song ngữ cho đồng bào các dân tộc ít người v.v...), trong những giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học, Từ vựng học và Phương ngữ học ở các trường đại học. Thậm chí, ở Khoa Ngữ văn. Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Khoa Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ngày nay, một chuyên để về ngôn ngữ học xã hội cũng đã được giảng dạy cho những sinh viên ngành ngôn ngữ học. Tuy nhiên, cuốn Ngôn ngữ học xã hội -Những vấn dề cơ bản cùa Phó giáo sư Nguyễn Văn Khang là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về ngôn ngữ học xã hội với tư cách là một bộ môn khoa học, một cách toàn diện nhất. Cuốn sách này gồm chín chương. Chương một, trình bày hối cảnh ra đời, mục đích và nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội. Ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ có liên quan đến xã hội, nó hướng vào những hiện tượng và quá trình có tính chất ngôn ngữ học và xã hội học. C òn "cộng đ ồ n g nói năng là một tập hợp của những người có một đặc trưng xã hội chung khi sử dụng một ngôn ngữ nào đó. Chương hai đi sâu vào hiện tượng song ngữ và da ngữ. Theo cách hiểu chung, "song ngữ là hiện tượng sử dụng hai hay trên hai ngôn ngữ c ủ a người so n g n gữ trong xã h ội đa ngữ". K hi dùng thuật ngữ "song ngữ", cũng có ý bao hàm là "đa ngữ". Song ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội đa dạng và phức tạp. Nó quan hệ đến những vấn đề chính trị - xã hội m ang tính nhà nước cùa các quốc gia. Nghiên cứu hiện tượng song ngữ từ góc độ ngôn ngữ học xã hội thực chất là khảo sát sự phân bô về chức năng xã hội giữa các ngôn ngữ trong một xã hội đa ngữ cũng như những ảnh hưởng của sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ....
    Chương 1: Ngôn ngữ học xã hội - bối cảnh ra đời, mục đích, nội dung nghiên cứu. Chương 2: Hiện tượng song ngữ, đa ngữ. Chương 3: Hiện tượng ngôn ngữ lai tạp: Pidgins & Creoles. Chương 4: Song thể ngữ, đa thể ngữ. Chương 5: Phương ngữ, các biến thể và ngôn ngữ. Chương 6: Ngôn ngữ và giai cấp. Chương 7: Ngôn ngữ và giới tính. Chương 8: Giao tiếp ngôn ngữ. Chương 9: Ngôn ngữ học xã hội: Phương pháp điều tra và xử lý tư liệu.
    • Ngôn Ngữ Học Xã Hội
    • NXB Khoa Học Xã Hội 1999
    • Nguyễn Văn Khang
    • 346 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/120908
    https://drive.google.com/file/d/1cuwOUg5LiCF5IqwvPmcPaPlaNSn7qN52
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Dec 17, 2022

Share This Page