Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Bức tranh ngôn ngữ–dân tộc ở Việt Nam khá đa dạng. Hiện tượng song ngữ, đa ngữ phổ biến ở tất cả các vùng. Tiếng Việt được coi là ngôn ngữ quốc gia, là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các phương ngữ địa lí, phương ngữ xã hội vẫn còn tồn tại. Mặt khác, không thể không học thêm các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Nga,... Điều này khiến cho bức tranh ngôn ngữ–xã hội ở Việt Nam càng phức tạp hơn. Để đưa đất nước ta tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có những quyết sách về ngôn ngữ. Những quyết sách đó phải dựa trên những thành tựu nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội. Thành tựu nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng hữu ích trực tiếp với việc nghiên cứu dụng học và việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, là những lĩnh vực đang được nhiều người quan tâm. Ngôn Ngữ Học Xã Hội NXB Giáo Dục 2012 Nguyễn Văn Khang 550 Trang File PDF-SCAN Link Download https://drive.google.com/file/d/1D2SZVvADlDd__5lw1cgxNxtBey6XoryKhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1